5 phút giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều trang 5

5 phút giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều trang 5. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. NGHỀ NGHIỆP 

TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG       

CH: Hãy mô tả công việc của những người thợ trong Hình 1.1:

I. NGHỀ NGHIỆP

CH: Nghề nghiệp là gì?

CH: Quan sát Hình 1.2 và cho biết: Trong các nghề nghiệp dưới đây, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện?

CH: Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể.

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

CH: Chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại những lợi ích gì đối với bản thân, gia đình và xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ.

CH: Nêu đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

CH:

1. Hãy nêu những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Vì sao người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phải nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật lao động, làm việc đúng quy trình kĩ thuật, đúng quy định về an toàn lao động?

LUYỆN TẬP

CH: Quan sát Hình 1.3 đến Hình 1.6, nêu yêu cầu về phẩm chất và năng lực của mỗi ngành nghề được mô tả trong hình.

VẬN DỤNG

CH: Lựa chọn một nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và thực hiện các công việc sau:

- Mô tả công việc cụ thể của nghề.

- Nêu những yêu cầu đối với người làm nghề.

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hoạt động của nghề.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

KHỞI ĐỘNG       

CH:

Thợ sơn: Thợ sơn chuyên về công việc chuẩn bị bề mặt và áp dụng các loại sơn, phủ bề mặt trên tường, cửa, và các bộ phận khác của tòa nhà hoặc các cấu trúc khác để bảo vệ và trang trí. 

Thợ lát sàn: Công việc của thợ lát sàn bao gồm việc lắp đặt, sửa chữa, và thay thế sàn nhà, bao gồm sàn gỗ, gạch, đá hoặc các vật liệu lát sàn khác. 

Thợ điện: Thợ điện chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, bảo dưỡng, và sửa chữa hệ thống điện trong các tòa nhà và cơ sở khác. 

I. NGHỀ NGHIỆP

CH: Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tình thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

CH:

Nghề ít biến đổi: Bác sĩ y khoa.

Nghề sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi: Thợ sửa chữa xe đạp.

Nghề mới xuất hiện: Nhà lập trình các ứng dụng.

CH:

- Đối với con người, nghề nghiệp giúp tạo nguồn tài chính đảm bảo ổn định và phát triển  cuộc sống.

- Đối với xã hội, nghề nghiệp giúp tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội.

Ví dụ: Nghề giáo viên là một nghề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn hình thành nhân cách, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo cho học sinh. Sự nghiệp giáo dục có tác động lâu dài đến tương lai của một quốc gia, qua việc nuôi dưỡng thế hệ trẻ trở thành công dân có ích và có trách nhiệm với xã hội.

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

CH:

- Việc chọn đúng nghề giúp bản thân đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung đầu tư, phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 

- Lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp giúp người lao động phát huy được năng lực để tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế và xã hội. 

Ví dụ: Một bác sĩ tận tâm không chỉ giúp chữa bệnh cho bệnh nhân mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và thúc đẩy sự phát triển của ngành y.

CH:

- Sản phẩm lao động: Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất phong phú, đa dạng, từ đơn giản như cuốc, xẻng, dao, kéo,... đến phức tạp như máy tính, điện thoại, tivi, ô tô, máy bay,... Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ liên tục đối mới và ngày càng hiện đại.

- Đối tượng lao động: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật. công nghệ sử dụng công cụ lao động, vật liệu để chế tạo sản phẩm. Có hai loại vật liệu: vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ trong rừng. khoáng sản dưới đất....) và vật liệu đã qua chế biến (sắt, thép, cao su, chất dẻo....). Công cụ lao động được sử dụng trong các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất đa dạng. có xu hướng liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.

- Môi trường làm việc: Quá trình sản xuất có thể tạo ra bụi, khói, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ. khí độc,... gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ của người lao động.

CH:

1. 

- Năng lực: có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo; có năng lực tự học..

- Phẩm chất: chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, làm việc có trách nhiệm. tuân thủ đúng quy định, có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

2. 

- Đảm bảo an toàn: ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của bản thân và đồng nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả công việc

- Bảo vệ tài sản và môi trường

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ

- Việc tuân thủ giúp người lao động và doanh nghiệp tránh phải đối mặt với các vấn đề pháp lý và trách nhiệm dân sự hoặc hình sự do vi phạm gây ra.

LUYỆN TẬP

CH:

- Yêu cầu đối với thợ sửa chữa ô tô:

+ Tuân thủ quy trình, quy định về an toàn lao động.

+ Ngăn nắp, kiên trì và tỉ mỉ.

+ Hiểu biết chuyên môn về cơ khí, động cơ đốt trong, đo lường,...

+ Có khả năng chẩn đoán kĩ thuật về giải quyết vấn đề.

- Yêu cầu đối với kĩ sư xây dựng:

+ Tuân thủ quy định, quy trình.

+ Cẩn thận, tỉ mỉ.

+ Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, vật liệu, xây dựng, kiến trúc,...

+ Có trí tưởng tượng không gian tốt, khả năng sáng tạo.

- Yêu cầu đối với Nhà tư vốn nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:

+ Tuân thủ quy trình, quy định.

+ Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,...

+ Kinh nghiệm thực tế và khả năng sáng tạo, kiên trì.

- Yêu cầu đối với Thợ điện:

+ Tuân thủ quy trình, quy định; đặc biệt lò an toàn điện.

+ Làm việc kiên trì, thận trọng và chính xác.

+ Hiểu biết chuyên môn về kĩ thuật điện, điện tử, cơ khí,..

VẬN DỤNG

CH:

* Nghề được chọn: Kỹ sư phần mềm

* Mô tả công việc cụ thể của nghề:

- Kỹ sư phần mềm là người chịu trách nhiệm phát triển, thiết kế, kiểm thử và bảo trì phần mềm ứng dụng hoặc hệ thống. 

- Công việc này bao gồm:

+ Phân tích nhu cầu của người dùng để xác định yêu cầu phần mềm.

+ Thiết kế các giải pháp phần mềm, lập trình và viết mã nguồn.

+ Kiểm thử phần mềm để đảm bảo chất lượng và tìm ra lỗi trước khi phát hành.

+ Bảo trì và cập nhật phần mềm sau khi phát hành để cải thiện hiệu suất và thêm các tính năng mới.

+ Làm việc trong đội ngũ để phối hợp phát triển sản phẩm, thường xuyên cập nhật tiến độ và giải quyết vấn đề.

* Những yêu cầu đối với người làm nghề:

- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, hoặc các ngành liên quan.

- Kỹ năng lập trình: Thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Python, JavaScript.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp sáng tạo.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp và phối hợp tốt với các thành viên khác trong dự án.

- Tư duy hệ thống: Khả năng hiểu và thiết kế cấu trúc phức tạp của hệ thống phần mềm.

- Học hỏi không ngừng: Ngành công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, đòi hỏi người làm nghề phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều, giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều trang 5, giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp CD trang 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác