Video giảng vật lí 10 cánh diều Bài tập chủ đề 2
Video giảng vật lí 10 cánh diều Bài tập chủ đề 2. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Ôn tập, tổng kết toàn bộ nội dung kiến thức của cả chủ đề
- Luyện tập các kĩ năng biểu diễn lực, tính toán, ,…
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Trước khi vào bài ôn tập, cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn hệ thống lại kiến thức đã học của chương và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy và yêu cầu các nhóm trình bày rõ các nội dung sau:
+ Lực và gia tốc
+ Một số lực thường gặp
+ Ba định luật Newton
+ Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
+ Tổng hợp và phân tích lực
+ Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ, chúng ta cùng làm bài tập 1, 7
Video trình bày nội dung:
Bài 1:
Xe đạp đi với gia tốc là:
a=Fm=20060+20=2,5 m/s2
Vận tốc của xe đạp sau 5,00 s là:
v=v0+at=0+2,5.5=12,5( m/s)
Bài 7:
a) Áp suất lớn nhất tác dụng lên mỗi điểm ở đáy bể bơi là:
p=p0+ρgh=1,01.105+1,00.103.10.2,4=1,25.105(Pa)
b) Diện tích của nắp ống thoát nước hình tròn là:
S=r2=.0,12=0,01m2
Lực cần thiết để nhấc nắp này lên là:
F=p.S=1,25.105.0,01=1250≈3927(N)
c) Áp suất của nước trong bể gây khó khăn khi mở nắp ống. Do đó, cần thiết kế ống phía ngoài nối thông với phần có thể chứa nước và điều chỉnh độ cao mực nước trong ống nối đó.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Tốc độ trung bình là:
A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
C. cho biết hướng của chuyển động.
D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
Câu 2: Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?
A. Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
B. Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Rút ra kết luận.
C. Quan sát, suy luận ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết ⇒ Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
Câu 3: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng
A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
Câu 4: Một người làm động tác “hít đất”: nằm sấp, chống tay xuống sàn để nâng người lên thì
A. người đó tác dụng lên sàn một lực hướng lên.
B. người đó không tác dụng lực lên sàn.
C. sàn tác dụng lên người đó một lực hướng lên.
D. sàn không tác dụng lực lên người đó.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là C. sàn tác dụng lên người đó một lực hướng lên.
Câu 5: Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.
A. Tấm pin năng lượng mặt trời.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.
D. Ô tô điện.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là B. Hiện tượng quang hợp.
....
Nội dung video Bài tập chủ đề 2 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.