Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 1: Năng lượng và công (5 tiết)
Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 1: Năng lượng và công (5 tiết). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1J=1Nm).
- Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.
- Trình bày được ví dụ đơn giản có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.
- Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất.
- Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình huống thực tế.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng xem video động cơ hơi nước https://www.youtube.com/watch?v=mYGOqMEMXPU, video về nguyên tắc hoạt động của máy hơi nước Link video , kết hợp với đọc thông tin SGK phần mở đầu,
Các em hãy thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời: Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ đâu? Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng cách nào? Kể tên các dạng năng lượng xung quanh chúng ta. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Suy luận biểu thức tính công.
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Độ lớn của công thực hiện được phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Xác định công thứ tính công thực hiện.
- Công thực hiện phụ thuộc như thế nào vào lực tác dụng và độ dịch chuyển?
- Nêu công thức tính công tổng quát.
Video trình bày nội dung:
- Độ lớn của công thực hiện được phụ thuộc vào 2 yếu tố: lực tác dụng và độ dịch chuyển vật theo phương của lực.
- Với giá trị lực tác dụng là F, độ dịch chuyển theo phương của lực là d thì công thực hiện được là A sẽ được tính bằng công thức: A=F.d
- Lực tác dụng càng lớn thì sinh công càng lớn.
- Độ dịch chuyển theo phương của lực càng lớn thì công thực hiện được càng lớn.
- Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn đường s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì biểu thức tính công là:
A= F. s.cosα (2)
Nội dung 2. Công suất.
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Hai lực khác nhau có thể thực hiện cùng một công hay không?
- Trong cùng một khoảng thời gian công mà hai lực có độ lớn khác nhau thực hiện có như nhau hay không?
- Công suất là gì? Xác định công thức tính và đơn vị đo của công suất.
- Hãy xác định mối liên hệ công suất với lực và vận tốc.
Video trình bày nội dung:
+ Hai lực khác nhau có thể thực hiện cùng một công như nhau nhưng thời gian để thực hiện công có thể khác nhau.
+ Hoặc trong cùng một khoảng thời gian, lực này thực hiện công lớn hơn lực kia.
- Công suất được sử dụng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một lực, có độ lớn được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
P=At (3)
Đơn vị đo công suất là W.
- Mối liên hệ công suất với lực và vận tốc.
P=At=F.st=F.v.tt=F.v (4)
P ở biểu thức (4) là công suất trung bình.
………..
Nội dung video bài 1: Năng lượng và công còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.