Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2. ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG VA CHẠM
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
- Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Va chạm giữa các vật là hiện tượng thường gặp. Lực gây ra do va chạm có thể rất nhỏ như khi các phân tử không khí va chạm lên da chúng ta, nhưng có thể rất lớn như khi các thiên thạch va chạm với nhau ngoài vũ trụ. Ta đã biết rằng động lượng và năng lượng của hệ kín luôn được bảo toàn, tuy nhiên động lượng và năng lượng của từng vật trong va chạm thì có thể thay đổi. Vậy khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như thế nào?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Khảo sát thực nghiệm.
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Để xác định động lượng và năng lượng của xe trước và sau va chạm cần xác định những yếu tố nào?
- Tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- Trình bày cách lý kết quả sau khi đo đạc?
Video trình bày nội dung:
- Để xác định động lượng và năng lượng của xe trước và sau va chạm cần xác định khối lượng, vận tốc, độ cao (dùng để tính thế năng) của các xe.
- Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ hiện về số 0, chỉnh 2 xe về các chốt ghim.
Bước 2: Mở chốt ghim đồng thời gắn ở 2 xe (chốt ghim này giống như một công tắc có tác dụng đẩy 2 xe chuyển động tiến lên phía trước). Khi 2 xe đi qua 2 cổng quang điện, đồng hồ bắt đầu đo thời gian 2 xe đi qua để xác định thời gian (gián tiếp tính được vận tốc trước va chạm của mỗi xe). Sau khi va chạm 2 xe bật ngược trở lại, tiếp tục đi qua cổng quang điện, đồng hồ lại đo thời gian (gián tiếp tính được vận tốc sau va chạm)
- Cách xử lí kết quả: Sau khi đo được thời gian mỗi xe đi qua cổng quang điện trước và sau va chạm thì tính được vận tốc trước và sau va chạm. Dùng cân để cân khối lượng mỗi xe (bước này tiến hành trước khi thực hiện thí nghiệm). Sau đó sử dụng các công thức đã học để tính động lượng trước và sau va chạm của mỗi xe. Vì thực hiện va chạm trên băng đệm khí nằm ngang nên động năng của mỗi xe cũng chính là năng lượng của mỗi xe.
Nội dung 2. Nghiên cứu va chạm trong thực tế.
Em hãy trình bày sự khác nhau khi thả trứng chim cút xuống đĩa cứng và xuống gối đỡ? Theo em, những chiếc ô tô hiện đại được thiết kế như thế nào để giảm nguy cơ bị thương cho người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm?
Video trình bày nội dung:
- Khi thả trứng chim cút rơi xuống đĩa cứng, quả trứng bị vỡ.
- Khi thả trứng chim cút rơi xuống gối đỡ, quả trứng không bị vỡ mà giữ nguyên hình dạng.
- Để giảm nguy cơ bị thương cho người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, một số bộ phận ở ô tô hiện đại được thiết kế để hấp thụ năng lượng khi xảy ra va chạm, kéo dài thời gian va chạm, giảm lực tác dụng lên người ngồi trong xe. Ô tô hiện đại được thiết kế phần đầu xe biến dạng, kéo dài thời gian tác động, do đó giảm lực cần thiết để dừng ô tô.
………..
Nội dung video bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.