Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 2: Một số lực thường gặp
Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 2: Một số lực thường gặp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2. LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG
BÀI 2. MỘT SỐ LỰC THƯỜNG GẶP
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó, độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật được gọi là trọng lượng của vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực.
- Tính được trọng lượng của vật bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do.
- Giải thích được lực nâng tác dụng lên một vật ở trong nước (hoặc trong không khí).
- Mô tả được một cách định tính chuyển động rơi trong trường hợp trọng lực đều khi có sức cản của không khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Ở phần trước, ta biết gia tốc mà vật có được là do có lực tác dụng lên vật. Khi biết vật đang chịu tác dụng bởi những lực nào, chúng ta có thể dự đoán vật sẽ chuyển động ra sao. Như vậy, điều quan trọng là xác định được các lực tác dụng lên một vật. Hãy lấy ví dụ về vật chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực.
Chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời một số câu hỏi sau: Người nào tác dụng lực đẩy, người nào tác dụng lực kéo lên cái tủ? Hãy biểu diễn lực tác dụng của mỗi người lên tủ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Vật chuyển động dưới tác dụng của các lực cân bằng và không cân bằng
Theo em, ta có thể làm cho một vật thay đổi chuyển động bằng cách nào? (Tác dụng lực).
Video trình bày nội dung:
- Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau là hai lực cân bằng.
- Lực tổng hợp của các lực tác dụng lên vật được gọi là hợp lực.
- Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật: hợp lực bằng 0.
- Các trường hợp khác hai lực không cân bằng: hợp lực khác không, hướng phụ thuộc vào hướng và độ lớn của hai lực thành phần.
Nội dung 2. Một số lực thường gặp
Em hãy kể tên một số lực thường gặp. Nêu đặc điểm của từng loại lực.
Video trình bày nội dung:
1. Trọng lực
a) Trọng lực và trọng lượng
Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật, đặt tại trọng tâm cua vật và hướng thẳng đứng từ trên xuống.
Ta có thể tính được trọng lượng, là độ lớn của lực gây ra gia tốc rơi tự do của vật.
P = mg
b) Trọng lượng và khối lượng
2. Lực ma sát
Lực ma sát là lực cản sự trượt hoặc lăn của vật này so với vật khác. Tùy vào đặc điểm chuyển động giữa các mặt tiếp xúc mà lực ma sát được chia thành lực ma sát trượt, lực ma sát lăn hay lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát trượt có phương dọc theo bề mặt tiếp xúc và có ảnh hưởng rõ rệt trong các hiện tượng như: kéo vật chuyển động trên một bề mặt, xe vào khúc quanh hoặc trượt bánh, vật trượt xuống dốc.
Lực ma sát trượt gần như không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
3. Lực cản của nước hoặc không khí.
- Lực cản luôn ngược hướng và có tác dụng cản trở chuyển động của vật.
- Có thể giảm độ lớn lực cản của môi trường lên vật nếu vật có hình dạng phù hợp.
Ví dụ: Chuyển động khi rơi của vận động viên nhảy dù.
+ Giai đoạn: Khi bắt đầu rơi
Tốc độ rơi tăng dần, gia tốc giảm dần do lực cản của không khí tăng lên và ngược chiều trọng lực.
+ Nếu nhảy dù từ vị trí đủ cao, người đó đạt trạng thái cân bằng khi lực cản không khí lên người bằng trọng lực. Khi đó, người rơi với tốc độ ổn định.
+ Giai đoạn: Khi mở dù
Tốc độ rơi giảm đi nhiều lần để người nhảy dù có thể tiếp đất an toàn do dù làm tăng lực cản không khí.
4. Lực đẩy Archimedes (Ác-xi-mét)
Mỗi vật ở trong chất lỏng hoặc chất khí đều chịu một lực nâng hướng lên trên. Lực nâng này được gọi là lực đẩy Archimedes.
Điểm đặt của lực này ở phần vật nằm trong chất lỏng hoặc chất khí.
Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí mà vật chiếm chỗ.
5. Lực căng dây
Lực đàn hồi của lò xo là lực căng của lò xo. Khi kéo giãn lò xo, lực đàn hồi có xu hướng làm ngắn lò xo. Khi lò xo bị nén thì lực đàn hồi lại có xu hướng làm lò xo giãn ra.
………..
Nội dung video bài 2: Một số lực thường gặp còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.