Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 2: Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

Video giảng vật lí 10 cánh diều bài 2: Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2. BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (5 tiết)

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều, vận dụng được công thức tính thế năng trong một số truòng hợp đơn giản.
  • Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng 0, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.
  • Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
  • Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và vận dụng được định luật bảo toản cơ năng trong một số trường hợp đon giản.
  • Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa hiệu suất; vận dụng được hiệu suất trong một số tình huông thực tế.
  • Chế tạo được mô hình đơn giản minh họa được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng xem video búa máy đóng cọc bê tông https://www.youtube.com/watch?v=fK_EizeCAro  kết hợp với đọc thông tin SGK phần mở đầu, và thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lờic ho câu hỏi: Mô tả cấu tạo của búa máy đóng cọc bê tông và phân tích chuyển động của búa máy? 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Thế năng và động năng.

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

Thế năng trọng trường là gì?

- Xác định công thức tính thế năng trọng trường. 

- Khi vật ở trên mặt đất thì thế năng trọng trường của vật bằng bao nhiêu?

- Động năng là gì? Xác định công thức tính động năng?

Video trình bày nội dung:

Lực của máy thực hiện công di chuyển búa máy lên cao. Năng lượng từ máy đã chuyển thành năng lượng dự trữ ở búa máy, gọi là thế năng trọng trường .

- Công thức tính thế năng trọng trường. 

Wt=m.g.h (1)

Trong đó: 

m: khối lượng của vật (kg)

g: là gia tốc trọng trường. 

(g≈9,81 m/s2)

h: độ cao của vật so với mặt đất (m).

Khi vật ở trên mặt đất thì vật không có thế năng. Ta nói mặt đất được chọn làm mốc (hay gốc) thế năng.

- Động năng là năng lượng một vật có được do chuyển động và được xác định bằng biểu thức: Wđ=12.m.v2

Động năng là năng lượng nên được đo bằng jun (J).

Nội dung 2. Cơ năng.

Trong trò chơi tàu lượn siêu tốc, động năng và thế năng chuyển hóa lẫn nhau như thế nào? Động năng và thế năng đạt giá trị cực đại, cực tiểu khi nào? 

- Cơ năng là gì? 

- Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng?

- Có phải trong tất cả mọi trường hợp, cơ năng của vật đều được bảo toàn không?

Video trình bày nội dung:

- Khi tàu ở đỉnh của cung đường thì thế năng đạt cực đại, động năng bằng 0. Khi tàu ở đáy cung đường, thì động năng đạt cực đại, thế năng bằng 0. 

- Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó: W=Wđ+Wt

- Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình chuyển động của vật: động năng giảm đi bao nhiêu thì thế năng sẽ tăng lên bấy nhiêu. Và ngược lại, thế năng giảm đi bao nhiêu thì động năng sẽ tăng lên bấy nhiêu. Nói cách khác, tổng thế năng và động năng là không đổi. 

- Không phải trong tất cả mọi trường hợp, cơ năng của vật đều được bảo toàn.

- Điều kiện để cơ năng của vật được bảo toàn: trong quá trình chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại, ma sát rất nhỏ và có thể bỏ qua sự hao phí năng lượng.

………..

Nội dung video bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác