Video giảng Toán 4 cánh diều bài 35 Luyện tập
Video giảng Toán 4 cánh diều bài 35 Luyện tập. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 35: LUYỆN TẬP
Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học môn Toán của cô ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hiểu và vận dụng được tính chất nhân một số với một tổng của phép nhân (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng).
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm (tính hợp lí) và giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Không thực hiện phép tính, hãy so sánh.
a) 15 × 7 và 7 × 15
b) (2 × 8) × 24 và 2 × (8 × 24)
c) 126 × 1 và 1 × 126
d) 34 × 0 và 0 × 34
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Hoàn thành BT1
Các em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau: 5 × (4 + 3) và 5 × 4 + 5 × 3
b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
c) Tính: 32 × (200 + 3) (125 + 9) × 8
Video trình bày nội dung:
a)
5 × (4 + 3) = 5 × 7 = 35
5 × 4 + 5 × 3 = 20 + 15 = 35
Vậy 5 × (4 + 3) = 5 × 4 + 5 × 3.
b)
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
VD: 3 × (2 + 9) = 3 × 2 + 3 × 9 = 6 + 27 = 33
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
(4 + 5) × 6 = 4 × 6 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54
c)
32 × (200 + 3) = 32 × 200 + 32 × 3 = 6 400 + 96 = 6 496
(125 + 9) × 8 = 125 × 8 + 9 × 8 = 1 000 + 72 = 1 072
Nội dung 2. Hoàn thành BT2
Các em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau: 6 × (7 – 5) và 6 × 7 – 6 × 5
b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
c) Tính: 28 × (7 – 2) (14 – 7) × 6
Video trình bày nội dung:
a)
6 × (7 – 5) = 6 × 2 = 12
6 × 7 – 6 × 5 = 42 – 30 = 12
Vậy 6 × (7 – 5) = 6 × 7 – 6 × 5.
b)
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
VD: 3 × (9 – 2) = 3 × 9 – 3 × 2 = 27 – 6 = 21
- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
(7 – 4) × 6 = 7 × 6 – 4 × 6 = 42 – 24 = 18
c)
28 × (7 – 2) = 28 × 7 – 28 × 2 = 196 – 56 = 140
(14 – 7) × 6 = 14 × 6 – 7 × 6 = 84 – 42 = 42
Nội dung 3. Hoàn thành BT3
Các em hãy thực hiện các phép tính sau đây bằng hai cách:
Video trình bày nội dung:
a) Cách 1:
93 × 8 + 93 × 2 = 744 + 186 = 930
Cách 2:
93 × 8 + 93 × 2 = 93 × (8 + 2) = 93 × 10 = 930
b) Cách 1:
36 × 9 + 64 × 9 = 324 + 576 = 900
Cách 2:
36 × 9 + 64 × 9 = (36 + 64) × 9 = 100 × 9 = 900
c) Cách 1:
57 × 8 – 57 × 7 = 456 – 399 = 57
Cách 2:
57 × 8 – 57 × 7 = 57 × (8 – 7) = 57 × 1 = 57
………..
Nội dung video Bài 35: Luyện tập còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.