Video giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 5 Nhật kí tập bơi

Video giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 5 Nhật kí tập bơi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: NHẬT KÍ TẬP BƠI (3 tiết)

TIẾT 1: ĐỌC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian cụ thể ghi trong nhật kí. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công.

A. KHỞI ĐỘNG

- Cô mời một bạn đọc to yêu cầu phần Khởi động: Trao đổi với bạn những lợi ích của việc biết bơi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Đọc văn bản

GV yêu cầu HS chia đoạn đọc theo từng ngày trong nhật kí?

Video trình bày nội dung:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình sẽ tập tốt hơn.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến giống hệt như một con ếch ộp

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến hết.

Nội dung 2: Trả lời câu hỏi

Video trình bày nội dung:

Câu 1. Bạn nhỏ đến bể bơi với ai? Bạn ấy được chuẩn bị những gì?

A. Bạn nhỏ đến bể bơi với mẹ. Bạn ấy được mẹ chuẩn bị cho kính và mũ bơi.

B. Bạn nhỏ đến bể bơi với mẹ. Bạn ấy được mẹ chuẩn bị cho kính và một bộ đồ bơi mới.

C. Bạn nhỏ đến bể bơi với cô giáo. Bạn ấy được cô giáo chuẩn bị cho kính và mũ bơi.

D. Bạn nhỏ đến bể bơi một mình. Bạn ấy tự chuẩn bị cho mình kính, mũ bơi và đồ bơi.

Câu 2. Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?

A. Bạn nhỏ cảm thấy phấn khích vì có đồ bơi đẹp.

B. Bạn nhỏ sợ bị sặc nước.

C. Bạn nhỏ buồn khi hết giờ bơi mà vẫn chưa thở được dưới nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Sắp xếp các dữ kiện dưới đây theo đúng thứ tự kể lại việc học bơi của bạn nhỏ.

(1) Bơi tung tăng như một con cá

(2) Đã quen thở dưới nước và tập động tác đạp chân của bơi ếch

(3) Tập thở

(4) Cố gắng tập luyện

(5) Sặc nước

A. (5) – (3) – (4) – (2) – (1)                               B. (5) – (3) – (4) – (1) – (2)

C. (3) – (5) – (4) – (2) – (1)                               D. (3) – (5) – (4) – (1) – (2)

Câu 4. Bạn nhỏ nhận ra điều gì thú vị khi biết bơi?

A. Khi biết bơi, bạn ấy thấy mình giống ếch và cá.

B. Bạn ấy nhận ra mặc dù học bơi rất khó, nhưng bạn ấy vẫn học thành công.

C. Bạn nhỏ cảm thấy mình có thể phòng tránh đuối nước.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5. Theo bạn nhỏ, việc học bơi dễ hay khó?

A. Theo bạn nhỏ, việc học bơi chẳng dễ một chút nào nhưng bạn vẫn học được.

B. Theo bạn nhỏ, việc học bơi rất khó, chỉ lớn dần lên mới biết bơi.

C. Theo bạn nhỏ, việc học bơi không dễ cũng không khó.

D. Cả A và C đều đúng.

TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể về một buổi luyện tập của em

GV trình bày phần giải thích về phần ghi chú?

Video trình bày nội dung:

Đây là những lời nhắc nhở để các em biết cách nghe nói một cách hiệu quả nhất. Để nói hay, các em cần tự tin, mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình. Để là một người nghe lịch sự, biết tôn trọng người nói, các em cần chăm chú lắng nghe bạn nói, không cắt lời hoặc nói tranh lời bạn.

TIẾT 3: VIẾT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

GV hướng dẫn HS các nội dung để viết chính tả?

Video trình bày nội dung:

+ Cách trình bày bài thơ 4 chữ: quan sát bài thơ trong SGK.

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu mỗi dòng thơ.

+ Chú ý dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.

………..

Nội dung video bài 5: Nhật kí tập bơi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác