Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ

TIẾT  : VĂN BẢN VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, xuất xứ văn bản
  • Khám phá chi tiết văn bản
  • Nêu tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi mở đầu

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Video trình bày nội dung:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888).

- Quê quán: sinh tại làng Tân Thời, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình tỉnh Gia Định (nay là quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).

- Năm 1843, ông thi đỗ tú tài tại trường Gia Định.

- Năm 1847, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi về chịu tang mẹ. Trên đường về vì khóc thương mẹ và vì những gian nan vất vả ông ốm nặng và bị mù cả hai mắt.

- Ông vừa học cách làm thuốc và mở trường dạy học.

- Năm 1959, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ Thanh Ba gần chợ Cần Giuộc.

- Năm 1862, triều đình cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, ông về Ba Tri tiếp tục dạy học làm thuốc và sáng tác văn học. 

- Ông có đóng góp không nhỏ cho kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1888 ông mất tại Ba Tri, Bến Tre.

- Tác phẩm của ông bao gồm có: truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, thơ và văn tế: Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong….

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương của một con người vượt qua nghịch cảnh để trở thành người có ích: thầy đồ, thầy thuốc, nhà thơ nhà văn giúp dân giúp nước.

- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ của dân, các tác phẩm của ông trừ một bài văn tế chữ Hán còn lại đều được viết bằng chữ Nôm tức là tiếng nói dân tộc. 

- Truyện thơ của ông thể hiện đạo lí và ức mơ của nhân dân về một cuộc sống tình nghĩa và sự công bằng ở đời.

=> Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là vị trí hàng đầu trong văn học yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX và trong văn học chống thực dân của các dân tộc Á – Phi.

2. Tìm hiểu tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

a. Xác định thể loại, xuất xứ và chủ đề của văn bản

Em hãy hoàn thành bảng sau:

Video trình bày nội dung:

Thể loại: Văn tế

Xuất xứ: Tháng 12 năm 1861, một đội nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng tấn công đồn giặc Pháp ở chợ huyện, tiêu diệt được một số sĩ quan và quân lính giặc. Nhưng vì trang bị quá thô sơ, hơn hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh. Tinh thần cả thân cứu nước của họ đã tạo nên niềm xúc động mạnh mẽ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để đọc tại lễ truy điệu của những người nghĩa sĩ. Bài văn tế gây xúc động sâu sắc trong nhân dân và được lưu truyền khắp cả nước.

Chủ đề

Thể hiện hình tượng bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc và tình cảm thương xót, kính phục của tác giả của nhân dân đối với sự hi sinh của họ

NỘI DUNG II :  KHÁM PHÁ VĂN BẢN

a. Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? 

+ Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ (hoàn cảnh xuất thân, điều kiện chiến đấu, hành động và tinh thần chiến đấu)

+ Những điểm đặc sắc trong các miêu tả thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ.

Video trình bày nội dung:

  • Đặc điểm nổi bật

+ Hoàn cảnh xuất thân: Những người nông dân vô danh vốn xa lạ với trận mạc, binh đao dân ấp dân lân.

+ Điều kiện chiến đấu: Trang bị thô sơ, thiếu thốn (một manh ảo vải, một ngọn tầm vông, rơm con cúi), hoàn toàn không cân sức với kẻ thù; xa lạ với việc binh đao (chỉ biết….; mắt chưa từng ngó….; chẳng đợi tập rèn, không chờ bày bổ….)

+ Động lực, động cơ chiến đấu: đánh giặc bởi sự thôi thúc của tình cảm yêu nước giản dị, chân thành.

+ Hành động xung trận:  Chiến đấu dũng mãnh, quên mình; đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau…

  • Cách thể hiện

+ Sử dụng hệ thống hình ảnh cùng vần điệu, từ ngữ: gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, liều mình như chẳng có….

+ Hình thức cấu trúc câu văn: Cấu trúc câu phủ định – khẳng định: vốn chẳng phải… chẳng qua là….

+ Hệ thống biện pháp tu từ (điệp ngữ, đối, hình thức đối lập – tương phản): chưa quen cung ngựa/ chỉ biết ruộng trâu; bữa thấy bòng bong che chắn lốp muốn tới ăn gan,…)

+ Thể hiện sự trân trọng của chủ thể: Hai vầng nhật nguyệt chói lòa; mến nghĩa làm quân chiêu mộ….

b. Sự trân trọng ngợi ca của tác giả và nhân dân với những nghĩa sĩ Cần Giuộc

Em hãy tìm hiểu điểm đặc biệt của văn bản và hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu trong việc diễn tả tình cảm của tác giả với những người nghĩa sĩ

Video trình bày nội dung:

Điểm đặc biệt của bài văn tế đó là thường được viết bằng thể phú độc một vần. Có những lời lẽ biểu cảm trực tiêp của người đứng tế như: “hỡi ôi”! “ôi”, “ôi thôi thôi!”, “đau đớn thay”…

Với ông cũng như nhân dân thì những nghĩa sĩ Cần Giuộc không chết. Thân xác họ đã nằm xuống nhưng “tấm lòng son” của họ sẽ sống mãi với trăng sao.

+ Bài văn tế cũng thể hiện niềm thương cảm sâu xa với những nạn nhân của chiến tranh xâm lược. Câu văn cho thấy nhân dân và trước hết là những người “mẹ già” mất con, “vợ yếu” mất chồng là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh.

+ Các câu trong phần Ai vãn/ kết trong tương quan với các câu phần Thích tực và trong chỉnh thể bài Tế có thể thấy được tính bi tráng của hfnh tượng và cảm xúc. Khi gắn liền hay tiếp nối những hình ảnh cao đẹp, hào hùng của gười nghĩa sĩ (ở phần Thích thực) thì niềm thương tiếc trong bài văn càng thêm mãnh liệt, bi thiết, đồng thời tính chất bi không còn là bi thương mà trở thành bi tráng.

  • Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ cùng với hệ thống ngôn ngữ sau:

+  Thể hiện tình cảm gián tiếp thông qua miêu tả cùng trần thuật các hành động chiến đấu và hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc với cụm từ “khá thương thay” phần Thích thực.

+ Sử dụng phép đối cùng hệ thống cấu trúc câu phủ định – khẳng định.

+ Sử dụng các cụm động từ chỉ hành động khỏe khoắn, dũng mãnh…. 

  • Toát lên giọng điệu, tình cảm cảm xúc chung của cả đoạn văn: ngưỡng mộ, ngợi ca nồng nhiệt.

NỘI DUNG III : TỔNG KẾT

Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Video trình bày nội dung:

- Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực.

+ Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, bình dị, mang đậm sắc thái Nam Bộ.  

Nội dung video Tiết: “Văn bản văn Tế nghĩa sĩ cần giuộc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác