Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên Giáp)
Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên Giáp). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
TIẾT : VĂN BẢN QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN NHẤT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tìm hiểu chung về văn bản quyết định khó khăn nhất
- Khám phá chi tiết văn bản
KHỞI ĐỘNG
Em đã bao giờ phải đứng trước một quyết định khiến bạn phải suy nghĩ trăn trở chưa? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng nghe?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG
Tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn bản Quyết định khó khăn nhất.
Video trình bày nội dung:
a. Tác giả
- Tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn.
- Năm sinh: 1911 - 2013.
- Quê quán: làng An Xá, tổng Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)
- Là đại tướng đầu tiên và Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Là chỉ huy trưởng của chiến dịch quan trọng, như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952),…
- Các tác phẩm nổi tiếng: Những chặng đường lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…
b. Tác phẩm
- Hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử:
+ Là hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp (do nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại).
+ Gồm 14 chương:
+ Kể lại toàn bộ diễn biến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Năm 2004, tác phẩm được nữ nhà văn, nhà báo người Mỹ - Lady Borton dịch ra tiếng Anh và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
NỘI DUNG II : KHÁM PHÁ VĂN BẢN
a. Sự kiện được nhắc đến trong hồi kí
+ Văn bản kể lại sự kiện gì?
+ Quyết định khó khăn nhất ở đây là gì? Ai là người kể lại?
Video trình bày nội dung:
Trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi đã nắm rõ tình hình thực địa. Điều này được ông cho là “Quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình.
b. Tính xác thực của hồi kí
+ Tính xác thực của hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?
+ Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”?
+ Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”?
Video trình bày nội dung:
* Tính xác thực của hồi kí được thể hiện qua các yếu tố sau đây:
+ Người kể: Đây là hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã trực tiếp tham gia và chứng kiến các sự kiện. Điều này tạo nên tính xác thực và độ tin cậy của đoạn trích.
+ Chi tiết và sự thật: Văn bản cung cấp nhiều chi tiết cụ thể vè sự kiện như việc triệu tập Đảng ủy Mặt Trận, sự thay đổi phương châm tác chiến, và bài học về dân chủ nội bộ. Những chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn, mà còn chứng minh rằng tác giả đã trực tiếp trải qua những sự kiện mà ông mô tả.
+ Ngôn ngữ và cách diễn đạt: Ngôn ngữ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong văn bản này rất chân thực và tự nhiên, phản ánh rõ ràng quan điểm và cảm xúc của ông. Điều này giúp tăng cường tính xác thực của văn bản.
- Ngữ cảnh lịch sử: Văn bản được viết trong một ngữ cảnh lịch sử cụ thể, đó là thời kì chiến tranh của Việt Nam. Từ ngữ cảnh này giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự kiện và những quyết định khó khăn mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra.
* Những suy nghĩ và thái độ của Đại tướng trước “Quyết định khó khăn nhất”
Một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”.
+ “Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.”
+ “Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận… Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng”.
+ “Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi…”
+ “Tinh thần bộ đội rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”.
*Lý giải vì sao Đại tướng cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”?
- Sở dĩ Đại tướng cho rằng đó là “Quyết định khó khăn nhất” bởi:
+ Việc thay đổi chuyển từ phương châm đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc ngay ở thời điểm then chốt khi giờ nổ súng đã cận kề có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu.
Trước đó, để mở 82 km đường và kéo pháo vào trận địa, là kết quả của mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã đổ ra. Nếu thay đổi kế hoạch sẽ phải kéo pháo ra khỏi trận địa.
Trận đánh đã phải lùi lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25 tháng 1 năm 1954) do việc kéo pháo vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch → Ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của mọi người
+ Ý nghĩa của trận đánh: trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến được hình thành dần trong tính toán của cả hai phía tham chiến trong chiến dịch Đông- xuân 1953-1954. Trước khi ra chiến dịch, Bác Hồ đã dặn Đại tướng rằng: “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh”.
- Đây là quyết định đặc biệt khó khăn và có ý nghĩa tác động tới toàn bộ cuộc chiến nên Đại tướng cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình. Cuối cùng, quyết định ấy đã tạo ra chiến thắng để thúc chín năm kháng Pháp, mở ra một trang sử mới cho Việt Nam và ghi một dấu son chói lọi vào lịch sử quân sự thế giới.
c. Thủ pháp trần thuật
Hãy nêu nhận xét của em về thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản?
Video trình bày nội dung:
- Thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản kể về cuộc họp vào sáng 26 tháng 1 năm 1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cán bộ trong Đảng ủy để bàn về quyết định thay đổi phương châm tác chiến.
- Người kể: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo ngôi kể thứ nhất là người trực tiếp tham gia cuộc họp.
=> Việc sử dụng thủ pháp trần thuật đã cho người đọc thấy được khung cảnh toàn bộ cuộc họp của Mặt trận Đảng ủy qua những lời đối thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm, chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang…Miêu tả cuộc họp diễn ra với không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng. Góp phần thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
d. Giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm
Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích Quyết định khó khăn nhất?
Video trình bày nội dung:
+ Sự thay đổi chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là một quyết định vô cùng khó khăn vì sẽ tác động đến tất cả dân tộc.
+ Tuy nhiên, đó là quyết định vô cùng sáng suốt thể hiện tài năng xuất chúng cũng như vĩ mô của Đại tướng lỗi lạc.
+ Sử dụng biện pháp trần thuật nhằm tăng tính xác thực cho sự kiện.
+ Sự kết hợp của thủ pháp miêu tả cùng trần thuật càng khiến câu chuyện trở nên xúc động và chân thực.
Nội dung video Tiết: “Văn bản quyết định khó khăn nhất” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.