Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN

Chào mừng các em cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS nhận biết những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Biết sử dụng kết quả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện đã thực hiện trước đó dể xây dựng nội dung bài thuyết trình.

- HS biết cách lắng nghe và trao đổi trên tinh thần cởi mở, xây dựng.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi cùng nhau tìm hiểu bài mới, các em hãy đọc và trả lời câu hỏi sau: Theo em khi tiến hành so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện em cần chú ý nhất điều gì?

Ở tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách viết một bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện và đến tiết học hôm nay chúng ta sẽ sẽ cùng nhau tìm hiểu bài nói và nghe: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Chuẩn bị bài nói và nghe

Trình bày ngắn gọn lý thuyết các nội dung của phần chuẩn bị nói.

Video trình bày nội dung:

a. Nội dung phần chuẩn bị nói.

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý và lập dàn ý.

Tìm ý: 

  • Bám sát các yêu cầu về hoạt động nói và nghe của bài học đã nêu ở trên để tự đặt ra những câu hỏi tìm ý phù hợp.
  • Ý nói về “cách thức đã thực hiện khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện” cần bao gồm các thông tin: bạn đã tập trung chú ý phương diện nào của hai tác phẩm truyện được đưa ra để so sánh? Việc lập phiếu ghi chép các dữ liệu cần thiết được tiến hành ra sao?
  • Các ý cơ bản của bài nói có thể được sắp xếp theo hình thức tuyến tính hoặc được tổ chức dưới dạng một bảng so sánh hay được thể hiện bằng sơ đồ tổng hợp.

Lập dàn ý: – PHỤ LỤC 1

- Luyện tập: đối chiếu dàn ý bài nói với bảng kiểm.

- Lựa chọn cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, hấp dẫn người nghe.

- Kết hợp giọng điệu với nét mặt, cử chỉ, lời nói… cho phù hợp.

- Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời cho thuyết phục.

b. Đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

- Mục đích nói: Giúp người nghe có thể có được đánh giá so sánh về hai tác phẩm.

- Đối tượng người nghe: GV và bạn bè trong lớp học. 

- Không gian: lớp học.

- Thời gian nói: 7 phút.

2. Thực hành nói và nghe

Chuẩn bị bài thuyết trình về đề tài “So sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện”.

3. Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài thuyết trình.

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động trong phiếu học tậpp

...........

Nội dung video bài 1: Trình bày về kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện. còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác