Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba)

Video giảng Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

TIẾT   : VĂN BẢN KHÚC TRÁNG CA NHÀ GIÀN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, xuất xứ,… văn bản
  • Khám phá chi tiết văn bản “Khúc tráng ca nhà giàn”

KHỞI ĐỘNG

Em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo? Và trách nhiệm của tuổi trẻ với biển đảo quê hương?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG

Tìm hiểu tác giả Xuân Ba và phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn.

Video trình bày nội dung:

Tác giả

- Xuân Ba: 1954.

- Quê quán: Thanh Hóa.

- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. 

- Trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1998.

- Tác phẩm nổi tiếng: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (1995), Khang khác mây thường (2004), Chuyện buồn kể muộn (2005)…

Tác phẩm

- Khúc tráng ca nhà giàn được in trong Tuyển tập phóng sự: Những cự li thương mến.

NỘI DUNG II : KHÁM PHÁ VĂN BẢN 

a. Vấn đề được nhắc đến trong phóng sự

Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề gì? Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản

Video trình bày nội dung:

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về những sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian. Bên cạnh đó, là cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát hi sinh của các cán bộ ở quần đảo Trường Sa. Qua đó, ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn dữ dội của biển cả. Những đóng góp của con người, người lính thời bấy giờ với vai trò phát triển, nâng cao cuộc sống của con người trong thời điểm hiện tại.

Phóng sự được chia thành 4 phần với nội dung như sau:

+ Phần 1: “Con tàu xé sóng … đến những Đại Hùng”: Những cái nhìn của tác giả về khu vực Ba Kè.

+ Phần 2: “Biển đã tờ mờ… dập dềnh theo tàu hồi lâu”: Những cán bộ chiến sĩ phải hi sinh bởi sự dữ dội của biển cả.

+ Phần 3: “Đất có tuần nhân có vận… đến thứ năm nữa không thì chịu!”: Điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn.

+ Phần 4: Phần còn lại: Niềm vui mừng, sự tự hào của tác giả về quân của tướng Nam.

2.  Tính phi hư cấu và thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản

+ Tính phi hư cấu của bài phóng sự trên được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?

+ Khúc tráng ca nhàn giàn sử dụng những biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng cụ thể?

+ Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó?

Video trình bày nội dung:

  1. Tính phi hư cấu 
  • Tính phi hư cấu được thể hiện ở những sự yếu tố như:

+ Hình ảnh gắn liền với hiện thực, sự thực: Tác giả đã sử dụng hình ảnh thực tế từ cuộc sống, từ những trải nghiệm cá nhân để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống trên nhà giàn.

+ Kết cấu, nghệ thuật xây dựng cốt truyện: Mặc dù là một bài phóng sự nhưng Khúc tráng ca nhà giàn có một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, giống như một câu chuyện.

+ Ngôn ngữ, giọng điệu lôi cuốn, giàu tính nhân vật: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, biểu đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách sâu sắc, tạo nên một giọng điệu riêng, lôi cuốn người đọc

+ Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm: Những hình ảnh trong bài phóng sự không chỉ chân thực mà còn giàu tính gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc có thể cảm nhận được không khí, môi trường sống và công việc gian hổ nhiều mất mát hi sinh và cũng đáng tự hào của những cán bộ, chiến sĩ trên giàn ở quần đảo Hoàng Sa.

=> Tính phi hư cấu trong bài phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn giúp thể hiện rõ nét nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc của những người làm việc trên nhà giàn, cũng như những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt. Đồng thời tôn vinh tinh thần kiên trì, bền bỉ và lòng yêu nước của những chiến sĩ nơi đây.

b. Thủ pháp nghệ thuật trong văn bản

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn sử dụng nhiều thủ pháp đặc trưng của phóng sự bao gồm có: Tả - thuật - bình.

+ Tả: miêu tả cuộc sống cũng như khó khăn của anh em nơi nhà giàn nhưng xuất phát từ hiện thực.

+ Thuật: trầ thuật để tái hiện lại các sự kiện và câu chuyện.

+ Bình: bàn luận, thẩm định cũng như đánh giá các sự kiện.

  • Dẫn chứng

+ “Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”

  • Đoạn văn trần thuật vào thời điểm trước năm 2000 khi mà mưa bão xảy ra, các chiến sĩ gặp vô vàn khó khăn. Cùng với đó là miêu tả “nhà giàn không mấy kiên cố”, “Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi…”… Làm cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực.

+ “Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”

  • Lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn… đi kèm với lời bình của tác giả.  Từ đó có thể thấy được tài năng, cũng như ý chí của các chiến sĩ nhà giàn cũng như sự ngưỡng mộ, yêu mến, tự hào về những người con của đất nước.
  • Việc kết hợp thủ pháp miêu tả đi kèm với trần thuật kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn trong phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn nhằm:

+ Khiến cho việc miêu tả các sự kiện cũng như nhân vật trong phóng sự trở nên sinh động hơn. 

+ Góp phần thể hiện vẻ đẹp của các chiến sĩ nhà giàn đang thay nhau canh giữ “tiền tiêu” của đất nước.

  • Thể hiện sự khâm phục, trân trọng, tự hào với những con người anh hùng.

c. Liên hệ bản thân

Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

Video trình bày nội dung:

Chi tiết gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc là chi tiết “mười bốn chiến sĩ nhà giàn đã hi sinh trong một số trận bão. Nhà đổ, liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm chính trị nhà giàn 1:3 Phúc Tần đã bơi nhiều ngày trên biển. Trong lúc sóng to gió lớn còn nhường miếng lương khô cuối cùng và chiếc áo phao cá nhân cho đồng đội. Sau đó mới chịu chìm xuống biển….”

=> Hành động của chiến sĩ Nguyễn Hữu Quảng chính là biểu tượng cao đẹp cho nhân cách của con người, của chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự vất vả khó khăn, gian khổ mà chiến sĩ vùng biển gặp phải.

5. Giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm

Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Khúc tráng ca nhà giàn?

Video trình bày nội dung:

+ Sự vất vả, gian khổ và nguy hiểm của các chiến sĩ nhà giàn.

+ Từ đó ca ngợi phẩm chất, tinh thần quật cường, anh dũng của các chiến sĩ vùng biển đảo Tổ quốc.

+ Tính phi hư cấu thể hiện rõ nét thông qua các chi tiết như (sự kiện, hiện thực đời sống…)

+ Sự kết hợp của thủ pháp miêu tả cùng trần thuật càng khiến câu chuyện trở nên xúc động và chân thực.

Nội dung video Tiết: “Văn bản khúc tráng ca nhà giàn” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác