Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 5: Khúc xạ ánh sáng
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 5: Khúc xạ ánh sáng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).
- Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.
- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được biểu thức n=sinisinr trong một số trường hợp đơn giản.
- Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để giải quyết một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, giả sử các em đặt một cốc thủy tinh trong suốt lên sát mắt rồi nhìn vào một bông hoa hoặc một quyển sách. Hãy thảo luận và mô tả sự thay đổi về hình dạng của những vật này mà các em quan sát được nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là một hiện tượng quan trọng trong quang học mà các em sẽ gặp thường xuyên. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy đưa ra định nghĩa chính xác về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Video trình bày nội dung:
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
- Quy ước tên gọi các yếu tố trong hình ảnh mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng (phần quy ước trong SGK/tr.26).
Nội dung 2. Định luật khúc xạ ánh sáng
Định luật khúc xạ ánh sáng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách ánh sáng thay đổi hướng khi đi qua các môi trường khác nhau. Các em hãy thảo luận để trình bày định luật này và các yếu tố liên quan.
Video trình bày nội dung:
- Định luật khúc xạ ánh sáng:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: sin isin r = hằng số = n21
Nội dung 3. Chiết suất của môi trường
Chiết suất là một đại lượng quan trọng trong việc mô tả hiện tượng khúc xạ. Hãy cùng nhau thảo luận và trình bày công thức tính chiết suất của một môi trường dựa trên các thông tin đã học các em nhé.
Video trình bày nội dung:
- Chiết suất tỉ đối: n21 = cv
- Chiết suất tuyệt đối (n) có giá trị bằng tỉ số có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong chân không (c) với tốc độ ánh sáng trong môi trường (v): n= cv.
Trong đó:
- n là chiết xuất
- c là tốc độ ánh sáng trong chân không (c = 3.108 m/s)
- v là tốc độ ánh sáng trong môi trường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?
A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Câu 2: Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) với vận tốc v1 sang môi trường (2) với vận tốc v2, biết v2 < v1 thì
A. i < r.
B. i > r.
C.
D. n2sini = n1sinr.
…….
Nội dung video bài 5. Khúc xạ ánh sáng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.