Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 18: Tính chất chung của kim loại
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 18: Tính chất chung của kim loại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 18. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được tính chất vật lí của kim loại.
- Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.
- Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Như chúng ta đã biết, thép, thành phần chính là sắt (iron), được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng; đồng (copper) dùng làm dây dẫn điện; vàng (gold) dùng làm đồ trang sức;... Dựa trên hiểu biết, em hãy cho biết các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của kim loại?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tính chất vật lí của kim loại
Kim loại có những tính chất vật lý đặc trưng làm nên sự đa dạng trong ứng dụng của chúng. Em có thể liệt kê các tính chất vật lý chính của kim loại mà em biết không?
Video trình bày nội dung:
- Kim loại có:
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt,
- Tính dẻo
- Ánh kim.
Nội dung 2. Tính chất hóa học của kim loại
Kim loại không chỉ có các tính chất vật lý độc đáo mà còn có khả năng phản ứng với nhiều chất khác. Em có thể giải thích kim loại sẽ phản ứng như thế nào khi gặp phi kim, nước, dung dịch acid, và dung dịch muối không?
Video trình bày nội dung:
- Tác dụng với phi kim
+ Hầu hết kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide (trừ kim loại như Au không phản ứng); tác dụng với khí chlorine tạo muối chloride; tác dụng với lưu huỳnh tạo muối sulfide.
- Tác dụng với nước
+ Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh như Na, K, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen.
+ Các kim loại như Zn, Fe,... tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.
- Tác dụng với dung dịch acid
+ Một số kim loại tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
- Tác dụng với dung dịch muối
+ Khi xảy ra phản ứng hoá học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca,...), thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim loại mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố kiến thức trong bài, chúng ta hãy cùng nhau hoàn thành các bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sodium là kim loại duy nhất không có ánh kim.
B. Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
C. Tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
D. Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.
Câu 2: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Au, Mg.
B. Al, Fe.
C. Zn, Ag.
D. Cu, Na.
….
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tế qua một số bài tập vận dụng. Các em hãy tập trung và thử thách bản thân để xem mình đã nắm vững bài học đến đâu nhé.
- Khi uốn các thanh thủy tinh, gỗ, nhôm (aluminium), thép (thành phần chính là sắt), thanh nào có thể bị uốn cong mà không gãy?
- Khi dùng búa đập vào các vật thể bằng đồng, gỗ, vàng, nhôm, cao su, sứ, vật thể nào biến dạng (vỡ vụn, dát mỏng,...)?
….
Nội dung video bài 18. Tính chất chung của kim loại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.