Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine,…).
- Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận vấn đề dưới đây. Như các em đã biết, các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày. Vậy theo em, tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Ứng dụng của một số phi kim quan trọng
Nội dung 1. Carbon
Carbon là một nguyên tố quan trọng và có mặt trong nhiều dạng khác nhau trong tự nhiên. Em hãy cho biết carbon tồn tại ở những dạng nào trong tự nhiên? Bên cạnh đó, carbon được sử dụng trong mặt nạ phòng độc nhờ vào đặc tính gì? Em cũng hãy nêu một số ứng dụng của carbon trong đời sống.
Video trình bày nội dung:
- Carbon có các dạng đơn chất khác nhau như kim cương, than chì, than vô định hình...
- Tính chất vật lí một số dạng:
+ Kim cương trong suốt, cứng, không dẫn điện + Than chì: đen, mềm, dẫn điện.
+ Than vô định hình: đen, mềm, có khả năng hấp phụ.
- Tính chất hoá học: Carbon cháy trong oxygen tạo CO2 và toả nhiều nhiệt.
- Ứng dụng của một số dạng:
+ Kim cương: làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính.
+ Than chì: ruột bút chì, điện cực, chất bôi trơn. + Than cốc: làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp luyện kim.
+ Than vô định hình: được hoạt hoá để làm chất khử màu, khử mùi,...
Nội dung 2. Lưu huỳnh
Lưu huỳnh là một nguyên tố có những tính chất đặc biệt và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Em hãy trình bày tính chất của lưu huỳnh và nêu một số ứng dụng phổ biến của nó trong đời sống.
Video trình bày nội dung:
- Tính chất vật lí: lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ như xăng, dầu...
- Tính chất hoá học:
+ Phản ứng với oxygen
+ Phản ứng với kim loại
- Ứng dụng: là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Lưu hoá cao su.
+ Sản xuất sulfuric acid.
+ Sản xuất thuốc diệt nấm.
…
Nội dung 3. Chlorine
Chlorine là một nguyên tố hóa học với nhiều tính chất và ứng dụng đa dạng. Em có thể mô tả tính chất của chlorine và cho biết một số ứng dụng của nó trong các ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày không?
Video trình bày nội dung:
- Tính chất vật lí: chlorine là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, tan một phần trong nước,...
- Tính chất hoá học: Phản ứng với kim loại:
- Ứng dụng: là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Lưu hoá cao su.
+ Sản xuất sulfuric acid.
+ Sản xuất thuốc diệt nấm.
…
2. Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Nội dung 1. Sự khác nhau về tính chất vật lí:
Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết sự khác nhau về tính chất vật lí giữa phi kim và kim loại?
Video trình bày nội dung:
- Tính dẫn điện:
+ Kim loại dẫn điện.
+ Hầu hết các phi kim không dẫn điện, trừ carbon (than chì) dẫn điện, silicon là chất bán dẫn.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi:
+ Phần lớn phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
+ Ở nhiệt độ thường, các kim loại (trừ Hg) ở thể rắn; các phi kim có thể ở thể rắn, lỏng, khí.
- Khối lượng riêng: phần lớn phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
….
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố kiến thức trong bài, chúng ta hãy cùng nhau hoàn thành các bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim?
A. F, O, Na, N.
B. O, Cl, Br, H.
C. H, N, O, K.
D. K, Na, Mg, Al.
Câu 2: Do có tính hấp phụ, nên carbon vô định hình được dùng làm
A. điện cực, chất khử.
B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.
C. ruột bút chì, chất bôi trơn.
D. mũi khoan, dao cắt kính.
Câu 3: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. N2O.
B. CO2.
C. SO2.
D. NO2.
…..
Nội dung video bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.