Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 40: DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm mã di truyền; giải thích được từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein.
- Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã.
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, nêu được mối quan hệ giữa DNA – mRNA – protein – tính trạng thông qua phiên mã, dịch mã và ý nghĩa di truyền của mối quan hệ này.
- Vận dụng kiến thức từ gene đến tính trạng, nêu được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chúng ta thường thấy rằng dù cùng là lợn, nhưng mỗi con lại có những tính trạng khác nhau, như màu lông, kích thước, hay hình dáng. Điều này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự khác biệt này, mặc dù chúng đều thuộc cùng một loài? Các em có thể giải thích được tại sao lại có sự khác biệt này không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Mã di truyền là gì?
Chúng ta đã biết rằng thông tin di truyền được lưu trữ dưới dạng mã trong DNA, nhưng mã di truyền thực chất là gì? Và làm thế nào mà trình tự các nucleotide trong DNA lại quyết định được mã này? Em hãy suy nghĩ và thảo luận để hiểu rõ hơn về khái niệm mã di truyền và cách mà trình tự nucleotide được xác định để truyền đạt thông tin di truyền.
Video trình bày nội dung:
- Mã di truyền là trình tự nucleotide trên gene (DNA) quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein, qua phân tử trung gian mRNA.
- Mã di truyền là mã bộ ba (codon), từ bốn loại nucleotide khác nhau tạo ra được 64 loại condon.
+ 61 codon quy định tương ứng 20 loại amino acid.
+ 3 codon (UAA, UAG, UGA) là các codon kết thúc, không mã hóa amino acid.
+ AUG vừa là codon mở đầu quá trình tổng hợp protein, vừa là codon mã hóa amino acid methionine.
Nội dung 2. Mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein
Protein là nền tảng của sự sống, và mã di truyền đóng vai trò quyết định thành phần hóa học cũng như cấu trúc của chúng. Vậy mã di truyền này hoạt động như thế nào để quy định các đặc tính của protein? Các em hãy cùng thầy/ cô phân tích quá trình này để hiểu rõ hơn về cách mà gene chỉ đạo việc tổng hợp protein với những chức năng cụ thể trong cơ thể nhé!
Video trình bày nội dung:
- Mã di truyền quy định loại amino acid trong chuỗi polypeptide.
- Trình tự mã di truyền trên gene và bản phiên mã của gene (mRNA) quy định thành phần và trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide, từ đó quy định thành phần và cấu trúc của protein.
Nội dung 3. Mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein
Chúng ta biết rằng protein là những phân tử quan trọng, thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể. Vậy, các em có thể trả lời cho thầy/cô câu hỏi: làm thế nào để mã di truyền trong DNA lại có thể chỉ đạo chính xác việc tổng hợp và xác định thành phần hóa học cũng như cấu trúc của từng loại protein không?
Video trình bày nội dung:
- Mã di truyền quy định loại amino acid trong chuỗi polypeptide.
- Trình tự mã di truyền trên gene và bản phiên mã của gene (mRNA) quy định thành phần và trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide, từ đó quy định thành phần và cấu trúc của protein.
…..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng nhau hoàn thành các bài tập dưới đây nhé:
Câu 1. Codon nào sau đây vừa là codon mở đầu quá trình tổng hợp protein vừa là codon mã hóa amino acid methionine?
A. AUG. B. AAU. C. AGU. D. AUA.
Câu 2. Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (protein) dựa trên trình tự nucleotide trên mRNA được gọi là
A. tái bản. B. phiên mã. C. dịch mã. D. nhân đôi.
Câu 3. Đâu là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gene và tính trạng?
A. Gene → mRNA → protein → tính trạng.
B. Protein → mRNA → gene → tính trạng.
C. Tính trạng → protein → mRNA → gene.
D. Gene → mRNA → tính trạng → protein.
…..
Nội dung video bài 40. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.