Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 19: Dãy hoạt động hoá học
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 19: Dãy hoạt động hoá học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 19. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,….
- Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).
- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy quan sát các đồ vật làm từ kim loại sắt, đồng, vàng, bạc,... xung quanh em. Theo em, đồ vật nào dễ bị gỉ? Từ đó, em có nhận xét gì về khả năng tham gia phản ứng hóa học của các kim loại này không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Xây dựng dãy hoạt động hóa học
Chúng ta đã biết rằng mỗi kim loại có một mức độ hoạt động hóa học khác nhau. Vậy dựa trên các phản ứng mà em đã quan sát, em có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự như thế nào? Em hãy sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của các kim loại?
Video trình bày nội dung:
- Khi quan sát phản ứng của kim loại với các chất khác nhau, có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự khả năng phản ứng giảm dần. Dãy được gọi là dãy hoạt động hóa học.
- Dãy hoạt động hoá học được xây dựng từ thực nghiệm: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
HOẠT ĐỘNG 2. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
Dãy hoạt động hóa học của kim loại không chỉ cho chúng ta biết thứ tự hoạt động của chúng mà còn giúp dự đoán khả năng phản ứng của mỗi kim loại. Em hãy khám phá ý nghĩa của dãy này và xác định sản phẩm khi các kim loại hoạt động mạnh như K, Na, Ca phản ứng với nước ở điều kiện thường.
Video trình bày nội dung:
+ Từ trái sang phải, mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
+ Các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca,... tác dụng được với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen.
+ Kim loại đứng trước H có thể tác dụng với dung dịch acid, giải phóng khí hydrogen.
+ Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,...) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố kiến thức trong bài, chúng ta hãy cùng nhau hoàn thành các bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4?
A. MgSO4
B. Al2(SO4)3
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc, nóng
Câu 2: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là:
A. Ag, Fe, Zn, Al, Mg, K.
B. K, Mg, Al, Zn, Fe, Ag.
C. Ag, Al, Zn, Fe, Mg, K.
D. K, Mg, Fe, Zn, Al, Ag.
…
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tế qua một số bài tập vận dụng. Các em hãy tập trung và thử thách bản thân để xem mình đã nắm vững bài học đến đâu nhé.
Câu hỏi 1: Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
1. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn.
2. Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3.
3. Rót vào ba cốc thủy tinh loại 100 mL, mỗi cốc 25 mL nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca.
….
Nội dung video bài 19. Dãy hoạt động hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.