Video giảng Khoa học tự nhiên 9 chân trời Bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời Bài 7: Thấu kính. Kính lúp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7: THẤU KÍNH. KÍNH LÚP

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.
  • Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.
  • Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).
  • Vẽ được ảnh qua thấu kính.
  • Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.
  • Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.
  • Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.
  • Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr29)

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu về cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì

Em hãy trình bày cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì

Video trình bày nội dung:

- Thấu kính là một khối trong suốt, đồng chất được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong.

- Có hai loại thấu kính: rìa mỏng và rìa dày.

- Trong không khí, các chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ, còn khi qua thấu kính phân kì sẽ cho chùm tia ló phân kì.

Nội dung 2: Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính

Em hãy nêu khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

Video trình bày nội dung:

- Quang tâm O là một điểm trong thấu kính mà mọi tia sáng đi qua nó đều truyền thẳng.

- Trục chính Δ là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với bề mặt thấu kính.

- Tiêu điểm chính F là một điểm trên trục chính. Tia tới song song với trục chính thì tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm chính.

- Tiêu cự f là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính của thấu kính: f = OF.

Nội dung 3: Tiến hành thí nghiệm khảo sát đường đi của một số tia sáng qua thấu kính

Em hãy trình bày các bước thí  nghiệm khảo sát đường đi của một số tia sáng qua thấu kính

Video trình bày nội dung:

Tia tớiTia ló
Đi qua quang tâmĐi thẳng, không đổi phương
Song song với trục chínhĐi qua tiêu điểm chính

Nội dung 4: Tìm hiểu và giải thích nguyên lí hoạt động của thấu kính

Theo em, Tia sáng truyền qua lăng kính có đặc điểm gì?

Video trình bày nội dung:

- Các thấu kính được xem là tập hợp các lăng kính được ghép sát nhau. Các tia sáng đi qua lăng kính sẽ bị lệch về phía đáy của lăng kính.

- Đối với thấu kính hội tụ, đáy của lăng kính đều nằm ở phía tâm nên tia ló hướng vào phía tâm của thấu kính.

- Đối với thấu kính phân kì, đáy của lăng kính đều nằm ở phía rìa nên tia ló hướng ra xa tâm của thấu kính.

Nội dung 5: Tìm hiểu về kính lúp 

Em hãy trình bày đặc điểm về kính lúp?

Video trình bày nội dung:

- Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ.

- Bộ phận chính của kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn được bảo vệ bởi khung kính và có tay cầm.

- Số bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được qua kính lúp càng lớn.

………..

Nội dung video Bài 7: Thấu kính, kính lúp còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác