Video giảng Khoa học tự nhiên 9 chân trời Bài 3: Công và công suất
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời Bài 3: Công và công suất. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
- Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
- Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Như chúng ta đã biết, cần cẩu được dùng để nâng các kiện hàng từ dưới thấp lên cao hoặc bốc dỡ các kiện hàng từ trên cao xuống vị trí thấp hơn. Vậy theo các em, làm thế nào để biết cần cầu nào hoàn thành công việc nhanh hơn?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Lập biểu thức tính công
Để đi vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận và trả lời câu hỏi dưới đây nhé:
- Trong đời sống hằng ngày, người ta thường nói người nông dân gặt lúa, nhân viên thu ngân làm việc tại quầy, học sinh ngồi làm bài tập,... đều đang “tốn công sức". Theo các em, đó có phải là công cơ học không? Vì sao?
- Nếu lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì công thực hiện bởi lực đó bằng bao nhiêu?
Video trình bày nội dung:
- Trong trường hợp người nông dân gặt lúa, nhân viên thu ngân làm việc tại quầy, học sinh ngồi làm bài tập, “công sức" của họ liên quan đến nhiều hành động phức tạp trong đời sống và không được hiểu là công cơ học vì mặc dù có nhiều lực liên quan nhưng không có sự dịch chuyển tổng thể trong những trường hợp này. (Tất nhiên, có thể có công cơ học được thực hiện trong mỗi hành động của họ như lực kéo của người nông dân làm dịch chuyển lưỡi cắt, lực kéo của nhân viên thu ngân làm mở ngăn tủ, ...).
- Nếu lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì lực không thực hiện công vì lực này không làm cho vật dịch chuyển theo hướng chuyển động của vật.
Nội dung 2: Tìm hiểu công suất
Chúng ta tiếp tục đi vào nội dung thứ 2, các em hãy thảo luận và trả lời hai câu hỏi dưới đây:
- Trong tình huống đã nêu, nếu xét trong một phút thì máy cày nào thực hiện được công lớn hơn?
- Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức nào?
Video trình bày nội dung:
- Trong 1 phút, máy A cày được:
Trong 1 phút, máy B cày được
Như vậy, trong 1 phút, máy B thực hiện công lớn hơn.
- Công thức: A = F.s.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 1500 W
B. 500 W
C. 1000 W
D. 250 W
Câu 2: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m3 nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Công suất của máy bơm là:
A. 5kW
B. 5200,2W
C. 5555,6W
D. 5650W
……
Nội dung video Bài 3. Công và công suất còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.