Video giảng Khoa học tự nhiên 9 chân trời Bài 4: Khúc xạ ánh sáng
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời Bài 4: Khúc xạ ánh sáng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).
- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.
- Vận dụng được biểu thức trong một số trường hợp đơn giản.
- Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để giải quyết một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau quan sát hiện tượng trong bài học: Đặt cây bút chì vào một bát nước (như hình).
Các em có thể nêu và giải thích hiện tượng quan sát được không: Vì sao ta thấy cây bút dường như bị gãy tại mặt nước?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Chúng ta hãy cùng nhau tiến hành thí nghiệm (Hình 4.1) và nêu nhận xét về đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
Video trình bày nội dung:
Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Nội dung 2: Thí nghiệm tìm hiểu định luật khúc xạ ánh sáng
Qua thí nghiệm vừa rồi, các em đã thấy sự thay đổi của tia sáng khi nó đi qua các môi trường khác nhau và các em cho biết “tia khúc xạ và tia tới nằm cùng một bên hay khác bên của pháp tuyến”.
Video trình bày nội dung:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.
+ Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) là một hằng số.
……
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị lệch khỏi phương truyền ban đầu tại mặt phân cách giữa hai môi trường
B. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị giảm cường độ tại mặt phân cách giữa hai môi trường
C. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị hắt lại môi trường cũ tại mặt phân cách giữa hai môi trường
D. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị thay đổi màu sắc tại mặt phân cách giữa hai môi trường
Câu 2: Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”
A. khúc xạ.
B. uốn cong.
C. dừng lại.
D. quay trở lại.
…….
Nội dung video Bài 4. Khúc xạ ánh sáng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.