Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 6 Giới thiệu về liên kết hóa học
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 6 Giới thiệu về liên kết hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm.
- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm. Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2….
- Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm. Áp dụng cho các phân tử đơn giản như NaCl, MgO,..
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy xem video vui về sức mạnh của sự đoàn kết.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu cấu trúc electron bền vững của khí hiếm
Các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Các mô hình He, Ne, Ar có mấy lớp electron, số electron trong các lớp? Xác định lớp ngoài cùng có mấy electron để đạt cấu hình bền vững?
+ Giải thích vì sao các nguyên tố khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững?
+ Giải thích ý tưởng vì sao: Helium trơ, rất khó cháy hay nổ, được sử dụng để bơm vào kinh khí cầu thay thế cho hydrogen. Vì hydrogen dễ gây cháy nổ.
Video trình bày nội dung:
- Ở điệu kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử vền vững, khó bị biến đổi hóa học.
- Lớp electron ngoài cùng của khí hiếm thường có 8 electron (trừ trường hợp của He có 2 electron).
- Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt lớp ngoài cùng giống khí hiếm.
+ Nhường electron.
+ Nhận electron.
+ Dùng chung electron.
Nội dung 2: Tìm hiểu liên kết ion
+ Em hãy giải thích sự hình thành phân tử sodium chloride (NaCl)?
+ Em hãy nêu khái niệm về liên kết ion?
+ Em hãy giải thích kí hiệu khi viết Na, Cl, Na+, Cl-? Để tạo Na+ nguyên tử Na nhường hay nhận electron? Để tạo Cl- nguyên tử Cl nhường hay nhận electron?
Video trình bày nội dung:
- Nguyên tử trung hòa về điện, khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
- Điện tích của ion được viết ở phía trên, bên phải của kí hiệu hóa học.
Nội dung 3: Tìm hiểu liên kết cộng hoá trị
Theo em, thế nào là Liên hết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất và hợp chất?
Video trình bày nội dung:
1. Liên hết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
=> Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung, thường gặp trong nhiều phân tử đơn chất phi kim như nitrogen, chlorine, flourine,..
2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất:
- Các chất hydrogen, oxygen và nước chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị, được gọi là chất cộng hóa trị.
- Các chất cộng hóa trị có thể là chất khí, lỏng, rắn.
- Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
………..
Nội dung video Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.