Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 21 Nam châm điện
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 21 Nam châm điện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21: NAM CHÂM ĐIỆN
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được cấu tạo của nam châm điện.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Biết được mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết được các ứng dụng của nam châm điện.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Cần cẩu điện hút được các vật nặng bằng sắt, thép có phải nhờ nam châm vĩnh cửu?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Thí nghiệm về nam châm điện
Em hãy mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua ống dây.
Video trình bày nội dung:
- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt.
- Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt không trở thành nam châm và không có khả năng hút các vật bằng sắt, thép,...
Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của độ lớn dòng điện đến từ trường của nam châm điện
Theo em, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?
Video trình bày nội dung:
- Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng (giảm).
- Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.
………..
Nội dung video Bài 21: Nam châm điện còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.