Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 35 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 35 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 35: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).
- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy xử lí tình huống: Khi cây trồng trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ
Các em hãy quan sát hình 35.1 và bảng 35.1, thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK.
+ Quan sát Hình 35.1, hãy cho biết:
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.
+ Từ bảng 35.1, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp.
Video trình bày nội dung:
*Thảo luận:
C1. Quan sát hình, ta nhận thấy :
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6oC và 42oC.
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 23oC đến 37oC.
=> Nhiệt độ ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng của động vật, mỗi động vật có giới hạn nhiệt độ khác nhau. Nếu ngoài ngưỡng nhiệt độ này, sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi sẽ bị ức chế.
C2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp:
- Trong khoảng từ 25oC đến 31oC, tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp có sự sinh trưởng mạnh mẽ nhất.
- Trong khoảng từ 18oC đến 24oC, tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp sinh trưởng tương đối ổn định.
- Trong khoảng từ 32oC đến 35oC, tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp sinh trưởng kém nhất trong ba khoảng nhiệt độ.
* Câu hỏi
Điều kiện khí hậu | Ví dụ |
Thực vật vùng lạnh | Bắp cải, su hào, dâu tây, súp lơ,… |
Thực vật vùng nóng | Nhãn, vải, mít, ổi,… |
Động vật vùng lạnh | Hải cẩu, chim cánh cụt,… |
Động vật vùng nóng | Lừa, ngựa,.. |
Nội dung 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng
Các em hãy thảo luận trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK
+ Quan sát Hình 35.2, cho biết ý nghĩa của sự phân tầng thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật.
+Một số động vật như chó, mèo hay hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường nằm dài sưởi nắng. Việc đó có lợi cho sự phát triển của chúng như thế nào?
Video trình bày nội dung:
*Thảo luận:
C3. Ý nghĩa của sự phân tầng thực vật trong rừng mưa nhiệt đới:
- Đáp ứng nhu cầu khác nhau về ánh sáng giữa các loài thực vật.
- Các loài ưa sáng thường nằm ở tầng tán rừng và tầng vượt tán.
- Các loài ưa tối nằm ở tầng dưới tán và tầng thảm xanh.
=> Cách phân tầng này đảm bảo cho sinh vật tận dụng nguồn sống như ánh sáng, thức ăn,… một cách tối ưu.
C4.
Việc sưởi nắng vào ban ngày giúp chó, mèo tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng cường hấp thụ vitamin D giúp phát triển xương.
………..
Nội dung video bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.