Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời bài 4: Đo chiều dài
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời bài 4: Đo chiều dài. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI
Mến chào thầy cô cùng các em học sinh thân mến!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thế cảm nhận sai về kích thước các vật.
+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.
+ Xác định được tắm quan trọng của việc ước lượng chiếu dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
+ Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiếu dài băng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
+ Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Các em hãy giải nhanh câu đố sau nhé:
Cái gì thẳng ruột đầu vuông
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
( Là cái gì?)
Vì sao khi đo chiều dài của sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong quá trình học tập các em lại thường sử dụng thước kẻ để đo?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật
Chúng ta sẽ cùng quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau đây:
1. Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?
2. Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD
- Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm.
Nội dung 2: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
- Bằng kĩ thuật động não, chúng ta hãy nêu đơn vị đo độ dài từ môn toán học mà em đã được học
Video trình bày nội dung:
- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre) kí hiệu m.
- Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre(mm),…..
Nội dung 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài
Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
Video trình bày nội dung:
- Những dụng cụ đo chiều dài thông dụng: Thước dây, thước cuộn, thước mét, ...
- Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để thực hiện phép đo chiều dài của các vật được chính xác. Dựa vào chiều dài của vặt cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ thường dùng để đo chiều dài của quyển sách, thước dây để đo chiều dài cánh cửa, thước kẹp do đường kính của viên bị,...
- Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN
+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước
+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
……………………………..
Nội dung video bài 4: Đo chiều dài còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.