Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 18 Nam châm
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 18 Nam châm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 18: NAM CHÂM
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tiến hành thí nghiệm để nêu được: Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau. Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm)
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát hình ảnh xe hút đinh trên đường và trả lời câu hỏi:
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu về nam châm
Theo em, Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
Video trình bày nội dung:
- Nam châm được tìm thấy khoảng 600 năm TCN ở Hy Lạp.
- Nam châm là những vật có từ tính, có thể hút được các vật bằng sắt, thép…
- Nam châm vĩnh cữu là những nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài.
- Một số thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu: tivi, điện thoại, máy tính, loa, xe ô tô…
- Nam châm có hình dạng và kích thước đa dạng.
- Trên các thanh nam châm có kí hiệu N, S với hai màu khác nhau.
- Một số tên gọi của nam châm: nam châm chữ U, chữ I,…
Nội dung 2: Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau
Em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm. Có phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm, Bảng 18.1.
Video trình bày nội dung:
- Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có chính chất từ (vật liệu từ).
- Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel,...
Nội dung 3: Thí nghiệm sự định hướng của thanh nam châm, Thí nghiệm khảo sát sự tương tác giữa các cực của nam châm
Theo em, khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào? Các thanh nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm có nằm cùng một hướng không?
Video trình bày nội dung:
- Khi để nam châm tự do, đầu luôn hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
………..
Nội dung video Bài 18: Nam châm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.