Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 20: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT – SỬ DỤNG LA BÀN
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, cô mời các em cùng tham gia trò chơi "Bức tranh bí ẩn”.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất
Em hãy nêu các hiện tượng hoặc sự kiện để chứng tỏ rằng giả thuyết của William Gilbert là đúng?
Video trình bày nội dung:
- Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.
- Từ trường Trái Đất khiến các bức xạ điện từ lệch về phía hai địa cực, sự tương tác của các bức xạ này với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang.
- Từ trường của Trái Đất mạnh hơn ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng xích đạo.
Nội dung 2: Phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
Theo em, đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
Video trình bày nội dung:
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất;
- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.
- Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau (vd.Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau).
Nội dung 3: Tìm hiểu cấu tạo la bàn, xác định hướng địa lí của một đối tượng
Em hãy cho cô biết vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính ? sau đó rút ra các bước sử dụng la bàn.
Video trình bày nội dung:
- Cấu tạo của la bàn:
+ Vỏ hộp: có mặt kính bảo vệ.
+ Kim nam châm : có thể quay tự do trên một trục cố định .
+ Mặt la bàn.
Mặt số: có thể quay độc lập với kim nam châm.
Vạch chia độ từ 00 đến 3600.
Kí hiệu chỉ hướng.
- Các bước sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí của một đối tượng:
+ Bước 1: Xác định cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn.
+ Bước 2: Chọn đối tượng cần xác định hướng địa lí (lớp học, cổng trường, nhà ở ..).
+ Bước 3: Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
+ Bước 4: Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng bắc trên la bàn.
………..
Nội dung video Bài 20: Từ trường trái đất – Sử dụng la bàn còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.