Video giảng Khoa học 4 cánh diều Ôn tập chủ đề Năng lượng

Video giảng Khoa học 4 cánh diều Ôn tập chủ đề Năng lượng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG

Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Năng lượng.
  • Dựa vào kiến thức về năng lượng giải thích một số hiện tượng trọng cuộc sống.
  • Vận dụng kiến thức về năng lượng vào thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Xác định các vật truyền nhiệt tốt thuộc nhóm a hay nhóm b.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Hoàn thành sơ đồ

Em hãy Lựa chọn một trong các nội dung về ánh sáng, âm thanh hoặc nhiệt. Chuẩn bị thông tin (có thể dựa vào sơ đồ gợi ý trong SGK).

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG

Video trình bày nội dung:

Lựa chọn nội dung: Nhiệt.

1. Nhiệt độ: được hiểu là thang đo độ "nóng" và "lạnh" của vật nào đó. 

2. Đo nhiệt độ: bật nguồn và đo. Tùy vào từng dụng cụ mà cách đo sẽ khác nhau. 

3. Sự truyền nhiệt: nhiệt có thể được truyền qua lại giữa các vật. Nhiệt truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí. 

4. Có vật dẫn nhiệt tốt (thường được làm tù kim loại) và có vật dẫn nhiệt kém (thường được làm bàng cao su hoặc nhựa).

Nội dung 2. Tìm hiểu các ứng dụng liên quan tới âm thanh, ánh sáng, nhiệt

Em Hãy tìm hiểu tên và cách sử dụng các thiết bị, đồ dùng có vai trò sau và chia sẻ với các bạn kết quả tìm được.

• Tạo ra ánh sáng vào ban đêm.

• Ngăn ánh sáng vào phòng.

• Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng.

• Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn.

• Phát ra những âm thanh ưa thích.

• Phát ra âm thanh để báo hiệu.

Video trình bày nội dung:

Các thiết bị, đồ dùng:

+ Tạo ra ánh sáng vào ban đêm: Đèn pin, đèn bàn, bóng đèn điện. 

+ Ngăn ánh sáng vào phòng: Rèm cửa, tấm kính mờ. 

+ Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng: Điều hòa.

+ Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn: Lò vi sóng làm nóng thức ăn, tủ lạnh làm nguội thức ăn.

+ Phát ra những âm thanh ưa thích: Đàn, sáo

+ Phát ra âm thanh để báo hiệu: Đèn báo cháy

Nội dung 3. Tự đánh giá việc bảo vệ sức khoẻ để tránh tác hại liên quan tới ảnh sáng, âm thanh, nhiệt

Các em Hãy tự đánh giá việc bảo vệ sức khoẻ của em để tránh tác hại liên quan đến ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ.

Video trình bày nội dung:

Việc làm bảo vệ sức khoẻ để tránh tác hại liên quan tới ánh sáng, âm thanh, nhiệt

Thực hiện tốt

 

Có lúc chưa thực hiện tốt

 

Bảo vệ đôi mắt khỏi bị tác hại do ánh sáng gây ra

  

Tránh bị ảnh hưởng của tiếng ồn

  

Tránh bị nóng, lạnh ảnh hưởng tới sức khoẻ

  

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố nội dụng của chủ đề, em hãy hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm ngắn sau:

Câu 1: Mặc dù được chiếu sáng nhưng ta vẫn thấy một số vật màu đen vì

A. Vật phát ra ánh sáng màu đen.

B. Vật phản xạ ánh sáng màu xanh.

C. Vật phản xạ toàn bộ ánh sáng được chiếu vào.

D. Vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng chiều vào.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng chiều vào.

Câu 2: Các chất rắn, lỏng, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tốc độ truyền của âm thanh là

A. Rắn → lỏng → khí

B. Khí → lỏng → rắn

C. Rắn → khí → lỏng

D. Lỏng → rắn → khí

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là B. Khí → lỏng → rắn

Câu 3: Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì

A. Để dễ rửa.

B. Để tăng tính thẩm mỹ.

C. Đó đều là những chất dẫn nhiệt tốt.

D. Xoong, nồi dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt, bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự dẫn nhiệt từ thức ăn xuống.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Xoong, nồi dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt, bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự dẫn nhiệt từ thức ăn xuống.

Câu 4: Đặc điểm chung của các vật phát ra âm thanh là

A. đều có khối lượng lớn.

B. hầu hết ở thể lỏng.

C. đều rung động.

D. đều chiếm nhiều thể tích.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là C. đều rung động.

Câu 5: Tùng nghe thấy tiếng chuông đồng hồ to hơn Tú. Điều này chứng tỏ

A. Tùng ngồi gần đồng hồ hơn Tú

B. Tú ngồi gần đồng hồ hơn Tùng

C. Tai Tùng thính hơn tai Tú

D. Không khí ở chỗ Tùng trong lành hơn

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. Tùng ngồi gần đồng hồ hơn Tú

………..

Nội dung video Ôn tập chủ đề Năng lượng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác