Video giảng hoá học 12 kết nối bài 6: Tinh bột và cellulose

Video giảng hoá học 12 kết nối bài 6: Tinh bột và cellulose. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 6. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của tinh bột, cellulose.
  • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayder)).
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer). Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm giải thích được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose. 
  • Nêu được trạng thái tự nhiên và trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose.
  • Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau quan sát và trả lời câu hỏi sau nhé:

BÀI 6. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Tinh bột và cellulose đều có đơn phân là glucose nhưng con người không tiêu hóa được cellulose. Em hãy giải thích vì sao?

Để trả lời câu hỏi đầu bài một cách chính xác nhất và tìm hiểu về cấu tạo tính chất của tinh bột và cellulose khác nhau như thế nào, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 6 –  Tinh bột và cellulose.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Cấu tạo phân tử

Nội dung 1. Tinh bột

Dựa vào hình vẽ kết hợp kiến thức đã học và trình bày cấu tạo của tinh bột?

Video trình bày nội dung:

- Gồm amylose và amylopectin:

+ Amylose: tạo thành từ nhiều -glucose nối với nhau bằng liên kết -1,4-glycoside, hình thành chuỗi xoắn.

+ Amylopectin: mạch phân nhánh; -glucose liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glycoside; các chuỗi này liên kết với nhau tạo mạch nhánh qua liên kết -1,6-glycoside.

Nội dung 2. Cellulose

GV yêu cầu HS quan sát hình mô tả cấu tạo phân tử cellulose và nêu cấu tạo phân tử của nó ?

Video trình bày nội dung:

- Tạo thành từ nhiều đơn vị -glucose qua liên kết -1,4-glycoside tạo mạch không nhánh.

II. Tính chất hóa học 

Nội dung 3. Tính chất của tinh bột

Trình bày các tính chất hóa học của tinh bột ?

Video trình bày nội dung:

- Phản ứng thủy phân

- Phản ứng màu với dung dịch iodine

Nội dung 4. Tính chất của cellulose

Trình bày các tính chất hóa học của cellulose ?

Video trình bày nội dung:

- Phản ứng thủy phân

- Phản ứng với nitric acid

- Cellulose phản ứng với nước Schweizer

III. Trạng thái tự nhiên và ứng dụng

Nội dung 5. Tinh bột

Trình bày trạng thái tự nhiên và ứng dụng của tinh bột ?

Video trình bày nội dung:

- Dạng tồn tại trong tự nhiên: chủ yếu trong củ, quả hay hạt.

- Ứng dụng :

+ Nguồn lương thực chính của con người và một số động vật.

+ Dùng trong công nghiệp thực phẩm (chất làm đặc, chất kết dính, sản xuất ethanol,...).

+ Làm chất kết dính trong công nghiệp giấy và công nghiệp dệt may.

...........

Nội dung video Bài 6 –  Tinh bột và cellulose còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác