Video giảng hoá học 12 kết nối bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

Video giảng hoá học 12 kết nối bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 15. THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HÓA HỌC

Rất vui được gặp các em, mong rằng bài học hôm nay sẽ cung cấp nhiều kiến thức mới lạ cho các em nhé!   

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được cặp oxi hóa – khử của kim loại. 
  • Nêu được giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử, khả năng oxi hóa giữa các dạng oxi hóa trong điều kiện chuẩn. 
  • Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để: so sánh được tính khử, tính oxi hóa giữa các cặp oxi hóa – khử; dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử; tính được sức điện động của pin điện hóa tạo bởi hai cặp oxi hóa – khử.
  • Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược điểm chính của một số loại pin khác như acquy; pin nhiên liệu; pin Mặt Trời;…
  • Lắp ráp được pin đơn giản (pin đơn giản: 2 thanh kim loại khác nhau cắm vào quả chanh, lọ nước muối,…) và đo được sức điện động của pin.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau chơi trò chơi ô chữ nhé:

Em hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm được từ thích hợp điền vào các hàng ngang tương ứng.

BÀI 15. THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HÓA HỌC

Câu 1: Máy tính xách tay thường sử dụng nguồn điện là pin sạc lithium-ion. Tên khác dùng để gọi máy tính xách tay là gì?

Câu 2: Tên của quá trình biến đổi từ nguyên tử kim loại thành ion kim loại.

Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa đóng vai trò cho hay nhận electron?

Câu 4: Phương tiện thường dùng để vận chuyển hành khách trong các khu du lịch.

Câu 5: Loại acquy được dùng phổ biến làm nguồn điện trong các ô tô?

Câu 6: Thiết bị chiếu sáng cá nhân giúp con người di chuyển vào ban đêm hoặc trong hầm mỏ.

Câu 7: Tên loại pin nổi tiếng do Việt Nam sản xuất. 

Đáp án:

Câu 1: Laptop.

Câu 2: Oxi hóa.

Câu 3: Nhận.

Câu 4: Xe điện.

Câu 5: Chì.

Câu 6: Đèn pin.

Câu 7: Con thỏ. 

Pin điện hóa là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị. Vậy pin điện hóa có cấu tạo như thế nào? Phản ứng oxi hóa – khử đóng vai trò gì trong hoạt động của pin điện hóa? Làm thế nào để lắp ráp được một số pin điện hóa đơn giản? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 15 –  Thế điện cực và nguồn điện hóa học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Cặp oxi hóa – khử

Nội dung 1. Cặp oxi hóa – khử

Nêu kết luận về cặp oxi hóa – khử?

Video trình bày nội dung:

- Nguyên tử kim loại có thể nhường electron để trở thành cation kim loại; cation kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Al3+ +3e ⇌ Al

- Các nguyên tử kim loại: chất khử; ion kim loại: chất oxi hóa.

- Dạng oxi hóa và dạng khử tương ứng của một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử của kim loại.

- Mối quan hệ giữa dạng oxi hóa và dạng khử: Mn+ + ne ⇌ M

II. Thế điện cực chuẩn

Nội dung 2. Điện cực

Trình bày hiểu biết về điện cực?

Video trình bày nội dung:

- Ứng với mỗi cặp oxi hóa – khử có thể thiết lập một điện cực, tại đó tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hóa và dạng khử.

- Tại ranh giới giữa kim loại và dung dịch chất điện li của mỗi điện cực tồn tại cân bằng: Mn+ + ne ⇌ M.

- Điện cực kim loại có nồng độ ion kim loại bằng 1M, nhiệt độ thường chọn là 25oC (298 K) gọi là điện cực ở điều kiện chuẩn.

...........

Nội dung video Bài 15 –  Thế điện cực và nguồn điện hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác