Video giảng hoá học 12 kết nối bài 12: Đại cương về polymer

Video giảng hoá học 12 kết nối bài 12: Đại cương về polymer. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER

Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!   

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6). 
  • Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hóa học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hóa cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). 
  • Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau chơi trò chơi ô chữ nhé:

Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho độ lớn của lực tác động lên một đơn vị diện tích theo hướng vuông góc.

Câu 2: Vật liệu được sử dụng phổ biến làm săm, lốp xe.

Câu 3: Tên loại polysaccharide có dạng sợi.

Câu 4: Tên alkene đầu tiên trong dãy đồng đẳng.

Câu 5: Tên gọi chung cho các chất đầu khi tham gia phản ứng trùng hợp.

Câu 6: Động từ chỉ hành động gắn với nhau để bổ sung cho nhau.

Câu 7: Danh từ chỉ sự sắp xếp có trật tự của các yếu tố cấu thành sự vật. 

Đáp án:

Câu 1: Áp suất.

Câu 2: Cao su.

Câu 3: Cellulose.

Câu 4: Ethylene.

Câu 5: Monomer.

Câu 6: Kết hợp.

Câu 7: Cấu trúc. 

Các polymer tự nhiên (tinh bột, cellulose, tơ tằm,…) hay polymer tổng hợp (PE, PVC, nylon-6,6,…) được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Vậy polymer là gì? Chúng có các tính chất cơ bản nào? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 12 –  Đại cương về polymer.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Khái niệm, danh pháp

Nội dung 1. Khái niệm 

Trình bày khái niệm của polymer?

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Monomer: phân tử nhỏ, phản ứng với nhau tạo nên polymer.

Nội dung 2. Danh pháp

Trình bày cách gọi tên của polymer?

Video trình bày nội dung:

- Tên polymer = Poly + Tên monomer.

- Lưu ý: Thêm ngoặc đơn nếu tên monomer gồm hai cụm từ. 

II. Tính chất vật lí

Nội dung 3. Tính chất vật lí

Trình bày tính chất vật lí của polymer?

Video trình bày nội dung:

- Hầu hết polymer là chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở khoảng nhiệt độ khá rộng:

+ Polymer nhiệt dẻo: bị nóng chảy khi đun nóng.

+ Polymer nhiệt rắn: bị phân hủy bởi nhiệt.

- Hầu hết không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.

- Tính chất vật lí của polymer phụ thuộc vào cấu tạo:

+ Tính dẻo: PE, PP.

+ Tính đàn hồi: polyisoprene, polybuta-1,3-diene,…

+ Tính dai, bền, có thể kéo sợi: capron, nylon-6,6,…

+ Tính cách điện: PE, PVC,…

+ Tính bán dẫn.

III. Tính chất hóa học

Nội dung 4. Tính chất hóa học

Trình bày tính chất hóa học của polymer?

Video trình bày nội dung:

- Phản ứng cắt mạch polymer

- Phản ứng tăng mạch polymer

- Phản ứng giữ nguyên mạch polymer

...........

Nội dung video Bài 12 –  Đại cương về polymer còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác