Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phát biểu được định luật tuần hoàn
  • Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) với tính chất và ngược lại.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Hãy dự đoán: Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Định luật tuần hoàn 

Em hãy nêu định luật tuần hoàn.

Video trình bày nội dung:

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Trả lời câu 1 sgk trang 43:

LiBeBOF
Kim loại mạnhKim loại yếuÁ kimPhi kim mạnhPhi kim rất mạnh
NaMgAlSCl
Kim loại điển hìnhKim loại mạnhKim loại hoạt độngPhi kim trunh bìnhPhi kim mạnh

=> Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân và có xu hướng tuần hoàn.

Nội dung 2. ý nghĩa của bảng tuần hoàn 

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

  • Vẽ sơ đồ mối quan hệ của các yếu tố trong bảng tuần hoàn.
  • Em hãy nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

Video trình bày nội dung:

- Sơ đồ mối quan hệ của các yếu tố:

BÀI 8. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết cấu hình electron, cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố. Vì vậy có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay cấu hình electron của nó nhờ vào định luật tuần hoàn.

* Ví dụ minh họa: 

VD1: Nguyên tố sunlfu (S) ở ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3.

=> Nguyên tử S có: 

+ 16 proton, 16 electron.

+ 3 lớp electron.

+ 6 electron lớp ngoài cùng.

Vậy cấu hình electron của S là: 1s22s22p63s23p4.

VD2: Cấu hình electron của nguyên tử phosphorus (P) là 1s22s22p63s23p3.

=> P có: Z =15, P ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.

VD3: So sánh tính phi kim của P ( Z = 15) với N ( Z= 7) và S ( Z = 16) 

Nguyên tố P và N cùng nhóm nên N có tính phi kim mạnh hơn P, P và S cùng chu kì nên P có tính phi kim yếu hơn S.

- VD4: Nguyên tố có Z= 87, ta có thể dự đoán:

+ Vị trí trong bảng tuần hoàn: Kết thúc chu kì 6 là nguyên tố số 86 nên nguyên tố này thuộc thu kì 7 - nhóm IA.

+ Cấu hình electron: có 87 proton và 87 electron và lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 7 có 1 electron: [86Rn] 7s1.

+ Tính chất: ở nhóm IA nên tính chất hóa học của nó là kim loại kiềm và có tính kim loại mạnh nhất vì nằm ở cuối nhóm.

- Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 44:

a, Cấu hình electon của 12Mg: 1s22s22p63s2, là kim loại mạnh

Oxide: MgO là basic oxide trung bình, hydroxit Mg(OH)2 là base trung bình

b, Tính kim loại của 11Na > Mg> 13Al và 4Be < Mg < 20Ca.

- Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 44

a, Cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1

=> K ở ô số 19, chu kì 4, nhóm IA.

b, Đơn chất potassium là kim loại kiềm (nhóm IA) là kim loại mạnh hơn Na và Ca, nhưng yếu hơn Rb. Oxide K2O là basic oxide phản ứng với nước tạo ra hydroxide KOH là base mạnh.

………..

Nội dung video bài 8: Định luật tuần hoàn, ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác