Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học

Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 15. Ý NGHĨA VÀ CÁCH TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

 

KHỞI ĐỘNG

-  Cho hai phản ứng đốt cháy:

  1. C(s) + O2(g) → CO2 (g)              ∆rH0298 = -393,5 kJ
  2. 2Al (s) + 32 O2 (g) → Al2O3 (s)    ∆rH0298 = -1675,7 kJ

Với cùng với một khối lượng C và Al, ở điều kiện chuẩn, chất nào khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt hơn?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu về lớp và phân lớp electron 
  • Tìm hiểu về cách tính biến thiên enthalpy phản ứng 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về lớp và phân lớp electron

- Dấu và giá trị của biến thiên enthalpy phản ứng có ý ngĩa gì?

- So sánh phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt?

Nội dung ghi nhớ:

- Ý nghĩa:

+ Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, có giá trị âm ∆rHo298 < 0. Giá trị càng âm, phản ứng toả ra càng nhiều nhiệt

+ Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, có giá trị dương ∆rHo298 > 0. Giá trị càng dương, phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt

- So sánh:

 Phản ứng toả nhiệtPhản ứng thu nhiệt
Giai đoạn khơi màoCó thể có ,có thể không cần khơi mào tuỳ phản ứng cụ thểHầu hết các phản ứng cần thiết khơi mào( đun hoặc đốt nóng
Giai đoạn tiếp diễnHầu hết các phản ứng không cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóngHầu hết các phản ứng cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng

2. Tìm hiểu về cách tính biến thiên enthalpy phản ứng

- Em hãy nêu cách tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng?

 - Trình bày mục đích của việc xác định biến thiên enthalpy?

Nội dung ghi nhớ:

- Công thức tính:

Giả sử có phản ứng tổng quát: 

aA + bB → mM + nN

Biên thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này tính được theo công thức

rHo298= m.∆fHo298(M) + n.∆fHo298(N) 

         – a.∆fHo298 (A) – b.∆fHo298(B)

- Mục đích: Xác định biến thiên enthalpy để xác định được phản ứng hoá học đó xảy ra thuận lợi hay không thuận lợi , ứng dụng của phản ứng trong đời sống.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Tiến hành đốt cháy 1 mol benzene ở điều kiện chuẩn, phản ứng sinh ra CO2(g), H2O(l) đồng thời giải phóng 3267 kJ nhiệt lượng. Enthalpy tạo thành chuẩn của benzene nhận giá trị là(biết enthalpy tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol; -285,83 kJ/mol).

A. -48,51 kJ/mol.

B. +24,5 kJ/mol.

C. +48,51 kJ/mol.

D. -24,5 kJ/mol.

Câu 2: NO2(g) được hình thành từ sự kết hợp của NO(g) và O2(g) theo phản ứng sau:

2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có giá trị (cho enthalpy tạo thành chuẩn của O2(g): 0 kJ/mol; NO(g): 90,25 kJ/mol; NO2(g): 33,18 kJ/mol).

A. +57,07 kJ.

B. –114,14 kJ.

C. –57,07 kJ.

D. +114,14 kJ.

Câu 3: Biến thiên enthalpy của phản ứng 2H2(k) + O2(k) → 2H2O(k) tính theo năng lượng liên kết có biểu thức tính là (nếu coi Eb(H-H) = x, Eb(O=O) = y, Eb (O - H) = z)

A. 2z - 2x – y.

B. 4z - 2x – y.

C. 2x + y - 4z.

D. 2x + y - 2z.

Câu 4: Đốt cháy 3,6 gam butanol (C4H9OH) thấy có 134 kJ nhiệt được giải phóng. Biến thiên enthalpy của quá trình đốt cháy 1 mol butanol là

A. 2754,44 kJ/mol.

B. -134 kJ/mol.

C. -2754,44 kJ/mol.

D. -268 kJ/mol.

Câu 5: Hydrogen peroxide, H2O2 được sử dụng để cung cấp lực đẩy cho tên lửa do dễ dàng bị phân hủy theo phương trình: 2H2O2(l)→ 2H2O(g) + O2(g). Lượng nhiệt được tạo ra khi phân hủy chính xác 1 mol H2O2 ở điều kiện chuẩn là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(g) = −241,8 kJ/ mol; H2O2(l) = −187,8 kJ/mol).

A. -108 kJ.

B. –54 kJ.

C. +54 kJ.

D. +108 kJ.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

C

C

B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Khi tạo ra 1 mol HCl từ các đơn chất bền có giải phóng ra một lượng nhiệt là 91,98 kJ/mol. Nếu phân huỷ 365 gam khí HCl thành các đơn chất thì lượng nhiệt kèm theo quá trình đó là bao nhiêu ?

Câu 2:  Nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy 6,44 gam sulfur trong oxygen theo phương trình: 2S(s) + 3O2(g) → 2SO3(l)  ΔrH2980= -791,4 kJ có giá trị là bao nhiêu?

Xem video các bài khác