Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

KHỞI ĐỘNG

-  Xung quanh chúng ta có rất nhiều phản ứng hóa học xảy ra, có những phản ứng xảy ra rất nhanh khi các chất tiếp xúc với nhau như: phản ứng đốt cháy, phản ứng nổ, hay như chúng ta thả viên kẽm vào dd HCl. Ngược lại có những phản ứng xảy ra rất chậm như phản ứng lên men rượu, phản ứng chiếc đinh sắt để lâu ngoài không khí mới bị gỉ…. Vậy người ta dùng khái niệm gì để đánh giá mức độ nhanh chậm của phản ứng?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử  
  • Tìm hiểu về định luật tác dụng khối lượng  
  • Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và hệ số nhiệt độ VAN’T HOFF (ɣ)

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử

- Nêu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học?

- Tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng được tính như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Xét phản ứng: 

aA + bB  → mM +   nN

- Tốc độ phản ứng được tính theo các chất như sau:

− = -1aCAt =-1bCBt =1mCMt =1nCNt 

Trong đó:∆C=C2-C1;∆t=t2-t1 lần lượt là biến thiên của nồng độ và thời gian tương ứng. C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm t1, t2

2. Tìm hiểu về định luật tác dụng khối lượng

- Em hãy trình bày nội dung định luật tác dụng khối lượng.

Nội dung ghi nhớ:

- Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ của các chất tham gia với số mũ thích hợp. 

3. Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và hệ số nhiệt độ VAN’T HOFF (ɣ)

- Nồng độ ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng hóa học?

- Tại sao ta cảm thấy khó thở ở nơi đông người trong một không gian kín?

- Nêu những ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng hóa học?

- Tốc độ phản ứng hóa học bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? 

Nội dung ghi nhớ:

- Ảnh hưởng: Khi tăng nồng độ của các chất ban đầu trong một đơn vị thể tích ta thấy tốc độ phản ứng tăng nhanh hơn. Vì các phân tử sẽ nhiều hơn dẫn đến số lượng va chạm giữa chúng tăng lên. Kéo theo tốc độ tăng nên khi nồng độ các chất tăng.

- Ở nơi đông người trong một không gian kín ta cảm thấy khó thở vì càng đông người càng lấy nhiều lượng Oxygen trong không khí hơn.

- Áp suất của các chất càng tăng tốc dộ phản ứng càng tăng. Với các chất khí, nồng độ tỉ lệ với áp suất. Do vậy khi tăng áp suất đồng nghĩa với việc tăng nồng độ từ đó làm tăng áp suất của phản ứng.

- Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học. Đó là: nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc, nhiệt độ và chất xúc tác

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) => 2NH3 (g). Tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành của NH3 như thế nào?

A. Bằng ½.

B. Bằng 3/2.

C. Bằng 1/3.

D. Bằng 2/3.

Câu 2: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là

A. 0,00025 mol/L.s. 

B. 0,00015 mol/L.s.

C. 0,0003 mol/L. s.

D. 0,0002 mol/L.s

Câu 3: Cho phản ứng hoá học: A(g) + B(g)  => C(g) + D(g). Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Nồng độ chất C và chất  

B. Áp suất.

C. Chất xúc tác.

D. Nhiệt độ.

Câu 4: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:

CH3COOC2H5 + H2O    =>  CH3COOH + C2H5OH

Chọn phát biểu đúng?

A. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0. 

B. Acid HCl chuyển hoá dần thành acid CH3COOH nên nồng độ acid HCl giảm dần theo thời gian.

C. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid tăng dần theo thời gian

D. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.

Câu 5: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10 ℃ thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 2 lần. Khi tăng nhiệt độ từ 20 ℃đến 100 ℃ tốc độ phản ứng tăng

A. 256 lần. 

B. 14 lần.

C. 16 lần.

D. 64 lần.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

B

C

A

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cho phản ứng: 2NO + O2 → NO2. Nhiệt độ không đổi, nếu áp suất của hệ tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng mấy lần?

Câu 2:  Cho phản ứng:  2X(g) + Y(g) → Z(g) + T(g). Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

Xem video các bài khác