Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 11: Liên kết cộng hóa trị
Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 11: Liên kết cộng hóa trị. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Em hãy biểu diễn liên kết trong phân tử O2, H2O. Liên kết trong hai chất trên có phải là liên kết ion không? Vì sao?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị trong đơn chất
- Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị trong hợp chất
- Tìm hiểu về liên kết cho nhận
- Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị trong đơn chất
- Khí hiếm nào gần nhất với nguyên tử H?
- Cần có quá trình nào để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm đó?
- Nhận xét về liên kết cộng hóa trị của nguyên tử H.
- Liên kết cộng hóa trị là gì, liên kết cộng hóa trị không cực là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Khí hiếm nào gần nhất với nguyên tử H là He.
- Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất là He 1s2 thì H còn thiếu 1 electron.
Nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình khí hiếm gần nhất; mỗi nguyên tử góp chung 1
electron để tạo nên 1 cặp eletron dùng chung cho cả 2 nguyên tử.
- Liên kết cộng hóa trị: Liên kết đơn
- Khái niệm:
+ Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
+ Liên kết cộng hóa trị không phân cực: các cặp electron chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
2. Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị trong hợp chất
- Em hãy phát biểu khái niệm liên kết cộng hóa trị phân cực.
Nội dung ghi nhớ:
- Liên kết cộng hóa trị phân cực : Là liên kết cộng hóa trị trong đó các cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
3. Tìm hiểu về liên kết cho nhận
- Liên kết cho nhận là gì và được biểu diễn như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Khái niệm liên kết cho nhận: Trong một số trường hợp, cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp thì liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết cho – nhận.
+ Cách biểu diễn: Dấu mũi tên có chiều hướng về phía nguyên tử nhận “ →”
4. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
- Giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học có mối liên hệ như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Mối quan hệ:
Hiệu độ âm điện (Δχ) | Δχ < 0,4 | 0,4 ≤ Δχ < 1,7 | Δχ ≥ 1,7 |
Loại liên kết | LK CHT không cực | LK CHT có cực | LK ion |
Đặc điểm cặp e chung | Không bị lệch | Bị lệch về một phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. | Chuyển về một nguyên tử |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Liên kết σ được hình thành do
A. Cặp electron dùng chung.
B. Sự xen phủ bên của hai orbital.
C. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. Sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một cặp e chung.
B. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử kim loại với phi kim.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực là kiên kết giữa 2 nguyên tử của các nguyên tố phi kim.
D. Liên kết cộng hóa trị phân cực trong đó cặp e chung bị lệch về phía 1 nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 3: Cho các phân tử : H2; CO2; Cl2; N2; I2; C2H4; C2H2. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 4: Liên kết trong phân tử nitrogen có chứa
A. Có 3 liên kết σ.
B. Có 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
C. Có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
D. Có 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
Câu 5: Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử
A. Cl2, NaCl, HCl.
B. HCl, Cl2, NaCl.
C. Cl2, HCl, NaCl.
D. NaCl, Cl2, HCl.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | B | B | C | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Theo em có bao nhiêu cặp electron không tham gia liên kết trong phân tử HF?
Câu 2: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi với tên nào khác?