Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 12: Liên kết hidrogen và tương tác van der waals

Video giảng hóa học 10 cánh diều bài 12: Liên kết hidrogen và tương tác van der waals. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12.  LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS

 

KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi: Vì sao nước đá lại nhẹ hơn nước lỏng và nổi lên trên mặt nước?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu về khái  liên kết hydrogen 
  • Tìm hiểu về ảnh hưởng của hydrogen tới tính chất vật lí của nước.
  • Tìm hiểu về tương tác van der Waals 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về khái  liên kết hydrogen

- Phát biểu khái niệm liên kết hydrogen?

- Liên kết hydrogen được tạo thành như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác ( có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng. Các nguyên tử có độ âm điên lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.

- Nguyên tử hydrogen trong các phân tử HF, NH3, H2O rất linh động, có điện tích dương đủ lớn để hút các electron hóa trị chưa tham gia liên kết trên nguyên tử F, N, O (của phân tử khác) có độ âm điện lớn tạo thành liên kết hydrogen .

2. Tìm hiểu về ảnh hưởng của hydrogen tới tính chất vật lí của nước.

- Do đâu mà các phân tử nước có thể tập hợp với nhau?

- Liên kết hydrogen ảnh hưởng đến tính chất của nước đá như thế nào?

- Giải thích tại sao nhiệt độ sôi của H2O cao hơn hẳn so với H2S và CH4 ?

- Tại sao có hiện tượng bay hơi khi chưng cất rượu? 

Nội dung ghi nhớ:

- Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhaum ngay cả thể hơi, thành một cụm phân tử có kích thước khác nhau

- Ảnh hưởng: Một phân tử nước có thể tạo ra 4 liên kết hydrogen với các phân tử nước khác xung quanh tạo thành cấu trúc tứ diện. Mạng tinh thể nước đá có vô số cấu trúc như vậy. Cấu trúc này khác rỗng nên nước đá nhẹ hơn nước lỏng và có thể nổi một phần trên bề mặt nước lỏng.

- Giải thích: 

+ Liên kết hydrogen của H2O bền hơn.

+ Sự phân cực liên kết trong H2O lớn hơn.

- Khi chưng cất rượu, C2H5OH có điểm sôi thấp hơn nước sẽ bay hơi trước.

3. Tìm hiểu về tương tác van der Waals

Liên kết van der Waals là gì?  

- Brlà chất lỏng hay khí? Vì sao?

- Tương tác van der Waals được hình thành như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

+ Khái niệm: Liên kết van der Waals là một loại liên kết yếu, hình thành do tương tác hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử.

+ Br2 là chất lỏng vì giữa các phân tử Br2 tồn tại một tương tác yếu

- Sự hình thành tương tác van der Waals: Các nguyên tử khí hiếm hoặc các chất cộng hóa trị không phân cực, do đám mây electron luôn chuyển động nên cũng có thể tạo ra một lưỡng cực tạm thời. Lực hút giữa một đầu mang một phần điện tích âm của lưỡng cực trong phân tử này và một đầu mang một phần điện tích dương của lưỡng cực trong phân tử khác tạo thành tương tác van der Walls

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

A. PH3.

B. H2O.

C. H2S.

D. CH4.

Câu 2: Trong các khí hiếm sau, khí hiếm nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. He.

B. Ne.

C. Ar.

D. Kr.

Câu 3: Năng lượng liên kết được định nghĩa là

A. Năng lượng tỏa ra khi hai nguyên tử tham gia liên kết với nhau.

B. Năng lượng cần cung cấp để tạo thành liên kết giữa hai nguyên tử.

C. Năng lượng thu vào khi hình thành liên kết giữa hai nguyên tử.

D. Năng lượng cần cung cấp đủ để tách hai nguyên tử tham gia liên kết thành hai nguyên tử độc lập tồn tại ở thể khí trong điều kiện chuẩn.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về liên kết hydro và lực van der Waals là đúng:

A. H2O là một hợp chất bền do sự hình thành các liên kết hydro giữa các H2O.

B. Sự hình thành liên kết hydrogen giữa các phân tử làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

C. Điểm sôi HI > HBr > HCl > HF.

D. Liên kết hydrogen mạnh hơn lực van der Waals nên nó là liên kết hóa học.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về độ bền của một liên kết?

A. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.

B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.

C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.

D. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền liên kết sẽ giảm.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

D

B

C

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do đâu?

Câu 2: Hợp chất CH3OH có tạo được liên kết hydrogen liên phân tử không?

Xem video các bài khác