Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 8: Những điểm vui chơi lí thú
Slide điện tử bài 8: Những điểm vui chơi lí thú. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
NÓI VÀ NGHE: NHỮNG ĐIỂM VUI CHƠI LÝ THÚ
Yêu cầu: Giới thiệu về một nơi vui chơi mà em đã đến hoặc muốn đến.
Câu 1: Chuẩn bị
Câu 2: Trình bày.
Trả lời rút gọn:
Em xin giới thiệu với thầy cô và các bạn trong lớp một điểm vui chơi mà em vô cùng thích thú mỗi dịp cuối tuần: Công viên Thủ Lệ - Sở thú Hà Nội, có địa chỉ tại Thủ Lệ, Ba Đình, Hà Nội. Đây là một sở thú nổi tiếng và gần như lớn nhất miền Bắc mà em được biết. Sở thú với biết bao loài động vật chỉ có trong sách vở, tivi, tranh ảnh mà em thường hay xem: con voi, con hổ, con công, con hà mã, con khỉ,… mỗi con vật một dáng vẻ vô cùng thú vị. Con voi thì vòi dài, lủng lẳng đưa cỏ lên miệng; Con hổ chầm chậm, uy dũng, thi thoảng lại ngáp lên để lộ những chiếc răng trắng muốt, trông thật dữ tợn; Con công khi xòe, khi cụp cái đuôi như chiếc quạt; con hà mã nằm nổi lềnh phềnh trên mặt nước, chiếc miệng trông to gớm ghiếc; con khỉ thoăn thoắt, cành này sang cành khác, mà lại thông minh ra phết, thấy người là lại gần xin chuối, xin đồ ăn. Mỗi lần được đi dạo một vòng quanh công viên sở thú, em cảm thấy thật yêu đời, thoải mái. Những con thú vô lo vô nghĩ đi lại tung tăng thật khoái chí. Hi vọng em sẽ có thêm nhiều cơ hội được đi nhiều sở thú khác, thấy những con thú đẹp khác hơn nữa.
Câu 3: Đánh giá.
Bài tập về nhà:
Câu 1: Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất. Chia sẻ với người thân về một điều thú vị em tìm hiểu được.
Trả lời rút gọn:
- Bài viết với tiêu đề: Những hành tinh có thể là “anh em” của Trái Đất.
- Điều thú vị trong bài viết:
+ Trái Đất còn được biết đến với tên gọi là “hành tinh xanh”.
+ Hiện tượng “Khóa thủy triều” – một bên của hành tinh luôn được chiếu sáng trong khi bên còn lại chìm trong bóng tối lạnh giá.