Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc
Slide điện tử bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
Câu 1: Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bản báo cáo trên viết về điều gì?
b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?
c. Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo: Phần đầu, phần chính, phần cuối.
d. Nhận xét về cách trình bày của từng phần trong bản báo cáo.
- Về hình thức
- Về nội dung
Trả lời rút gọn:
a. Về các hoạt động tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, trường Tiểu học Kim Đồng.
b. Gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 5C. Tổ trưởng tổ 1 – Nguyễn Đức Việt là người viết báo cáo đó.
c. Thông tin của mỗi phần trong báo cáo.
- Phần đầu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm: Sa Pa
+ Thời gian: ngày 30 tháng 9 năm 2024
- Phần nội dung:
+ Tiêu đề: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 9 CỦA TỔ 1, LỚP 5C, TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
+ Người nhận: cô giáo chủ nhiệm lớp 5C
+ Nội dung báo cáo: các hoạt động của tổ 1 trong tháng 9 bao gồm học tập, việc thực hiện nội quy của trường, lớp và các hoạt động khác
- Phần cuối: người viết báo cáo Nguyễn Đức Việt, ký và ghi họ tên.
d. Nhận xét cách trình bày của từng phần trong bản báo cáo:
- Phần đầu:
+ Hình thức: trình bày theo mẫu, rõ ràng, ngắn gọn
+ Nội dung: quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm
- Phần nội dung:
+ Hình thức: trình bày theo từng mục để dễ theo dõi
+ Nội dung: tiêu đề, kính gửi người nhận, nội dung báo cáo
- Phần cuối:
+ Hình thức: trình bày góc bên phải bản báo cáo
+ Nội dung: người viết báo cáo (chữ ký, họ và tên)
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.
Trước khi viết:
- Dựa vào đâu để xác định những nội dung cần báo cáo?
- Bằng cách nào có thể thu thập đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết?
- Vì sao cần lập bảng biểu trong bản báo cáo?
Trong khi viết:
- Cần chú ý điều gì khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức)?
- Trình bày các công việc như thế nào để dễ theo dõi?
- Làm thế nào để trình bày bảng biểu khoa học, đẹp mắt?
Sau khi viết:
- Rà soát nội dung báo cáo như thế nào để phát hiện lỗi?
- Căn cứ vào đâu để biết bản báo cáo được trình bày đúng yêu cầu?
Trả lời rút gọn:
Trước khi viết:
- Dựa vào đề bài
- Từ internet, sách vở, tạp chí, người có chuyên môn…
- Đảm bảo thực hiện đúng và đủ các nội dung.
Trong khi viết:
- Viết hoa tên riêng, quốc hiệu, tên các cơ quan tổ chức
- Trình bày các công việc theo các ý rõ ràng, mạch lạc
Sau khi viết:
- Đọc lại một đến hai lần bài báo cáo
- Đối chiếu bản báo cáo với bản báo cáo mẫu