Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 11: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh

Slide điện tử bài 11: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VIẾT: VIẾT MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Câu 1: So sánh các cách mở bài và kết bài dưới đây. Em thích cách viết nào hơn? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

- Cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng hơn.

+ Mở bài gián tiếp: tạo được sự hấp dẫn, tò mò và thu hút sự chú ý của người đọc. 

+ Kết bài mở rộng: giúp củng cố và tăng cường thông điệp, suy nghĩ của tác giả giúp người đọc có thể thấu hiểu và tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ để độc giả ghi nhớ về nội dung bài viết.

 

Câu 2: Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước. 

Trả lời rút gọn:

  • Mở bài gián tiếp:

Đến với thủ đô Hà Nội, có lẽ du khách phải dừng chân tham quan tại nhiều địa điểm nổi tiếng như Hồ Tây, Văn miếu Quốc Tử Giám, … hay thưởng thức nhiều món ngon đặc sản như kem Tràng Tiền, … Đặc biệt, có một bí ẩn tuyệt vời đang chờ đợi họ khám phá, đó chính là Hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây được ví như viên ngọc quý giữa lòng thành phố, mang một vẻ đẹp tinh tế và yên bình đến lạ.

  • Kết bài mở rộng:

Hồ Hoàn Kiếm, với vẻ đẹp tuyệt mỹ và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của thủ đô Hà Nội. Bốn mùa bốn cảnh sắc khác nhau lay động lòng người. Du khách đến nơi đây có lẽ sẽ chẳng thể nào quên được bởi từng vẻ đẹp và ý nghĩa của Hồ Hoàn Kiếm.

 

Câu 3: Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh.

Trả lời rút gọn:

1. Mở bài gián tiếp bài văn tả cảnh

- Mở bài không đi trực tiếp vào việc giới thiệu cảnh muốn tả mà là từ một vấn đề khác rồi mới dẫn dắt vào cảnh được tả.

- Các em học sinh có thể nói về kỉ niệm tuổi thơ, về cảnh vật hoặc nói về cảnh đẹp của đất nước.

- Hoặc em có thể giới thiệu cảnh thiên nhiên ở địa phương.

2. Kết bài mở rộng bài văn tả cảnh

- Mở rộng vấn đề từ cảnh được tả, bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình vào cảnh được tả.

- Các em học sinh cần nói lên tình cảm với cảnh hay đối tượng được tả.

- Các em học sinh liên hệ thực tế: những việc cần làm để giữ gìn, làm sạch đẹp thêm cho cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

 

Bài tập về nhà:

Câu 1: Chia sẻ với người thân nội dung mở bài và kết bài em đã viết.

Trả lời rút gọn:

  • Mở bài:

Đến với thủ đô Hà Nội, có lẽ du khách phải dừng chân tham quan tại nhiều địa điểm nổi tiếng như Hồ Tây, Văn miếu Quốc Tử Giám, … hay thưởng thức nhiều món ngon đặc sản như kem Tràng Tiền, … Đặc biệt, có một bí ẩn tuyệt vời đang chờ đợi họ khám phá, đó chính là Hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây được ví như viên ngọc quý giữa lòng thành phố, mang một vẻ đẹp tinh tế và yên bình đến lạ.

  • Kết bài:

Hồ Hoàn Kiếm, với vẻ đẹp tuyệt mỹ và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của thủ đô Hà Nội. Bốn mùa bốn cảnh sắc khác nhau lay động lòng người. Du khách đến nơi đây có lẽ sẽ chẳng thể nào quên được bởi từng vẻ đẹp và ý nghĩa của Hồ Hoàn Kiếm.