Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 5: Tiếng hạt nảy mầm
Slide điện tử bài 5: Tiếng hạt nảy mầm. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5
ĐỌC: TIẾNG HẠT NẢY MẦM
Khởi động: Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh
Trả lời rút gọn:
- Ring – ring: tiếng điện thoại reo
- meo meo: tiếng mèo kêu
- knock – knock: tiếng gõ cửa
- haha: tiếng cười
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)?
Trả lời rút gọn:
Hành động của đôi tay cô giáo cụp mở.
Câu 2: Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì?
Trả lời rút gọn:
Vấn đề về giao tiếp với mọi người xung quanh, hạn chế trong việc tiếp cận thông tin bằng âm thanh, ít tài liệu học tập, …
Câu 3: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?
Trả lời rút gọn:
- Hình ảnh: nắng vàng ánh ỏi, ngôi sao mọc rừng chiều, con tàu biển buông neo
- Âm thanh: tiếng chim sẻ vụt qua song, tiếng hạt nảy mầm, tiếng lá động trong vườn, tiếng sớm mai mẹ gọi, tiếng cuộc đời sâu vợi, tiếng vó ngựa ran vách đá
Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?
Trả lời rút gọn:
- Các bé vẫn lặng chăm, nhìn theo cô mấp máy.
- Vì cô giáo thông qua đôi tay gợi lên rất nhiều hình ảnh và âm thanh của thiên nhiên kỳ thú trong cuộc sống.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua 2 khổ thơ cuối?
Trả lời rút gọn:
- Một người cô giáo tận tâm, tận tình với nghề, nhất là với các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
- Cô giáo tỉ mỉ, quan tâm đến học sinh từng chút một, hiểu được hoàn cảnh của các em và gia đình.