Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Mầm non
Slide điện tử bài 13: Mầm non. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13
ĐỌC: MẦM NON
Khởi động: Em hãy nêu sự thay đổi của thời tiết, cỏ cây, ... khi mùa đông chuyển sang mùa xuân hoặc mùa khô chuyển sang mùa mưa.
Trả lời rút gọn:
Mùa đông: cây cối và cỏ cây thường khô héo hoặc không mọc nhiều.
Mùa xuân hoặc mùa mưa: cỏ cây trở nên xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì thú vị?
Trả lời rút gọn:
- Nho nhỏ, nằm nép lặng im, mắt lim dim, cố nhìn qua kẽ lá, thấy mây bay hối hả, thấy mưa phùn lất phất, thấy cội với cành, …
- Tác giả nhân hóa mầm non giống như một đứa trẻ đang ngắm nhìn, khám phá thế giới bên ngoài với sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết.
Câu 2: Cảnh vật mùa đông hiện ra như thế nào qua cảm nhận của mầm non?
Trả lời rút gọn:
- Mây: bay hối hả
- Mưa: mưa phùn lất phất
- Lá cây: tuôn rào rào, vàng đầy mặt đất
- Rừng cây: thưa thớt, chỉ cội với cành
Câu 3: Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân đến?
Trả lời rút gọn:
Nhờ tiếng chim kêu, ngọn suối róc rách reo mừng, ngàn chim muông nổi hát ca, …
Câu 4: Nêu nhận xét của em về hình ảnh mầm non trong khổ thơ cuối.
Trả lời rút gọn:
Tượng trưng cho hình ảnh mùa đông đang chuyển mình sang mùa xuân.
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?
Trả lời rút gọn:
Bài thơ miêu tả hình ảnh mầm non trong mùa đông giá rét và sự chuyển mình của nó khi mùa xuân đến. Đó chính là thời khắc giao mùa trong mỗi năm, mùa đông qua đi, mùa xuân đến thay chiếc áo hoàn toàn mới, đầy sức sống cho thiên nhiên, loài vật và con người.