Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Slide điện tử bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN
Câu 1: Đọc câu chuyện dưới đây và trao đổi với bạn.
a. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?
b. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?
c. Câu chuyện này giúp em nhận ra điều gì?
Trả lời rút gọn:
a. Vì chim non đang sống với mẹ và bắt chúng xuống để chơi sẽ làm mẹ chim buồn và có thể khiến chúng chết nếu xa mẹ.
b. Chim sẽ đem lại không khí nhộn nhịp, đem lại niềm vui cuộc sống cho con người bằng cách ca hát, bắt sâu bảo vệ mùa màng.
c. Câu chuyện này giúp em nhận ra rằng việc tôn trọng và bảo vệ tổ chim là rất quan trọng.
Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Người viết muốn nói điều gì qua đoạn văn trên?
b. Tìm các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và xác định nội dung tương ứng của mỗi phần.
c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
Trả lời rút gọn:
a. Người viết muốn truyền đạt ý nghĩa nhân văn cao đẹp về tình yêu thương và trân trọng sự sống của muôn loài qua câu chuyện "Không nên phá tổ chim".
b. - Phần mở đầu: "Không nên phá tổ chim … khó quên."
Nội dung: Giới thiệu về câu chuyện và tác động mạnh mẽ của nó lên người viết.
- Phần triển khai: "Câu chuyện kể về …. của chúng." Nội dung: Tường thuật sự việc trong câu chuyện và lời khuyên của chị gái.
- Phần kết thúc: "Câu chuyện … của muôn loài." Nội dung: Tóm tắt ý nghĩa của câu chuyện và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc yêu quý và trân trọng sự sống.
c.
- "nhiều cảm xúc khó quên"
- "lời khuyên của chị gái thật nhẹ nhàng mà thấm thía"
- "đáng khen"
- "tuy ngắn nhưng thật xúc động"
- "ý nghĩa nhân văn cao đẹp"
- “in đậm trong tâm trí tôi”
Câu 3: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.
Trả lời rút gọn:
- Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
- Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
- Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
Bài tập về nhà:
Câu 1: Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.
Trả lời rút gọn:
Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống
Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.