Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 19: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa

Slide điện tử bài 19: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA NGHĨA

Câu 1: Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho mỗi bông hoa.

Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã * (lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc * (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi * (lăn/bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước * (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

Bài làm rút gọn:

  1.  Nổi tiếng
  2. Quan sát
  3. Lăn
  4. Dâng

Câu 2: Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân

b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm

c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước 

Bài làm rút gọn:

a. Từ bạn bè không đồng nghĩa với nhân dân, đồng bào, quốc dân

b. Từ liều lĩnh không đồng nghĩa với dũng cảm, gan dạ, can đảm

c. Từ nhà nước không đồng nghĩa với tổ quốc, non sông, đất nước

Câu 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Không có chân có cánh

Mà lại gọi: con sông?

Không có  có cành

Lại gọi là: ngọn gió?

(Xuân Quỳnh)

a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.

Bài làm rút gọn:

a. Từ “chân”, “cánh”, “lá” được dùng với nghĩa gốc.

Từ “ngọn” được dùng với nghĩa chuyển.

b. – Chân kiềng này rất vững chắc.

Cánh đồng lúa rộng mênh mông.

cờ đang tung bay trước gió.

Ngọn gió vừa rồi thổi rất mạnh.

Câu 4: Từ ăn trong mỗi nhóm từ dưới đây mang nghĩa nào?

ăn xăng, ăn dầuTự cho thức ăn vào cơ thể
ăn cơm, ăn cỏĂn uống nhân dịp gì đó
ăn cưới, ăn giỗ(Máy móc, xe cộ) tốn nhiều nhiên liệu khi hoạt động

Bài làm rút gọn:

ăn xăng, ăn dầu: (Máy móc, xe cộ) tốn nhiều nhiên liệu khi hoạt động

ăn cơm, ăn cỏ: Tự cho thức ăn vào cơ thể

ăn cưới, ăn giỗ: Ăn uống nhân dịp gì đó

Câu 5: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa.

Bài làm rút gọn:

Danh y Tuệ Tĩnh là một bậc thầy y học tài ba và tận tâm. Tôi ngưỡng mộ sự khéo léo và thông thái của ông trong việc chữa trị bệnh tật. Ông là một chuyên gia với sự hiểu biết sâu rộng và tầm nhìn rộng lớn, sử dụng tri thức và trí tuệ của mình để mang lại sự giúp đỡ và chữa lành cho người khác.