Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng

Slide điện tử bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN TÁN THÀNH MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

a. Đoạn văn trên nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó?

b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.

c. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

- Mở đầu: Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành về sự việc.

- Triển khai: Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc.

- Kết thúc: Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng.

d. Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và những dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?

Bài làm rút gọn:

a. Đoạn văn trên nói về sự việc: thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông". Người viết rất tán thành ý kiến này vì đây là việc cần bảo vệ di sản của cha ông để lại.

b. – Mở đầu: từ đầu đến “ý kiến này”

- Triển khai: tiếp theo đến “quá khứ với hiện tại”

- Kết thúc: phần còn lại

c. - Mở đầu (từ đầu đến “ý kiến này”): Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc.

- Triển khai (tiếp theo đến “quá khứ với hiện tại”): Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng.

- Kết thúc (phần còn lại): Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành về sự việc.

d. Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và những dẫn chứng như sau để chứng minh ý kiến của mình là đúng:

- Lí do: 

+ Di sản là tài sản quý báu của cha ông, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước.

- Dẫn chứng: 

+ Tôi và bạn nhìn thấy di sản qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội,...

+ Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức lao động thậm chí cả xương máu. Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng.

Bài làm rút gọn:

Đoạn văn có 3 phần:

- Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến tán thành của người viết.

- Triển khai: Trình bày lí do, dẫn chứng để chứng minh ý kiến đó là đúng.

- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến tán thành hoặc nêu ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó đối với cuộc sống.

Bài tập về nhà:

Câu 1: Trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực đối với học sinh.

Bài làm rút gọn:

"Chương trình đó tên là 'Sáng Tạo Vui Vẻ'. Nó tập trung vào khám phá và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Mỗi tập chương trình đều có các hoạt động tương tác, thử thách và trò chơi giúp học sinh phát triển tư duy, khám phá khả năng sáng tạo của mình. Ngoài việc khuyến khích sáng tạo, 'Sáng Tạo Vui Vẻ' còn truyền đạt cho học sinh những giá trị sống, kỹ năng xã hội và lòng tự tin. Các câu chuyện và ví dụ trong chương trình giúp học sinh hiểu về quá trình học tập, vượt qua thách thức và cùng nhau xây dựng một cộng đồng học tập tích cực.

Câu 2: Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam.

Bài làm rút gọn:

Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

Đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi nguồn cho niềm tin vào sự tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân. Cuộc đời Người, tên Người đã trở thành biểu tượng toàn vẹn của một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì nước, vì dân. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho mục đích cao cả nhất: Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Với bạn bè quốc tế, Người là biểu tượng của khát vọng hoà bình, đấu tranh chống áp bức, bất công. Trái tim và khối óc của Người luôn đồng lòng với nhân dân thế giới. Với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hòa giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung. Đó là sự đề cao việc rèn giũa, tôi luyện những đức tính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, từ những điều giản dị nhất cho tới những tri thức văn hóa tinh tế.

Vì đó, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh người ta thấy “toát ra một nền văn hoá của tương lai, toát ra sự kết tinh những giá trị văn hoá cao đẹp của cả phương Đông và phương Tây”.