Slide bài giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Câu đơn và câu ghép
Slide điện tử bài 1: Câu đơn và câu ghép. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU ĐƠN VÀ CÂU GHÉP
Câu 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu.
a. Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.
b. Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.
- Câu ở ví dụ b có mấy cụm chủ ngữ – vị ngữ? Từ nên có tác dụng gì trong câu?
Bài làm rút gọn:
- Chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a:
+ Chủ ngữ: Trời; ruộng đồng
+ Vị ngữ: không mưa; khô hạn, nứt nẻ.
- Câu ở ví dụ b có 2 cụm chủ ngữ – vị ngữ. Từ nên có tác dụng kết nối nguyên nhân và kết quả trong câu. Nó cho biết rằng nguyên nhân của việc ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ là do trời không mưa.
Câu 2: Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
Bài làm rút gọn:
- Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn là câu (2)
- Từ “nhưng” có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó thể hiện ý nghĩa tương phản, trái ngược.
Câu 3: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
(Theo Văn Thành Lê)
Bài làm rút gọn:
- Câu ghép trong đoạn văn: câu (2), (3)
- Các vế trong câu:
+ (2) có vế 1 là Cỏ gần nước tươi tốt, vế 2 là trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi.
+ (3) có vế 1 là đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, vế 2 là chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
Câu 4: Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Bài làm rút gọn:
- Nai Ngọc là một nhân vật huyền thoại bởi vì cậu bé có tinh thần chiến đấu mãnh liệt cùng với dân làng trong trận chiến chống giặc ngoại xâm.
- Vì Nai Ngọc có ngoại hình đáng yêu, giọng hát hay và tinh thần chiến đấu quyết liệt nên mọi người trong làng rất yêu thương cậu bé.