Slide bài giảng tiếng việt 3 cánh diều bài 2: Giặt áo

Slide điện tử bài 2: Giặt áo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI ĐỌC 3: GIẶT ÁO

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành động của bạn nhỏ trong bài “Con đã lớn thật rồi!” đối với mẹ của mình?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

  • Đọc thành tiếng 
  • Đọc hiểu
  • Luyện tập 
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu cho HS bài Giặt áo: giọng đọc vui, ngân nga.

+ Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Rộn (âm thanh nổi lên liên tiếp, sôi động).

Xà phòng (xà bông – chất dùng để giặt rửa).

Đốm (chấm sáng nhỏ).

Hoạt động 2: Đọc hiểu

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi:

+ Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào?

+ Tìm những hình ổnh đẹp ở cóc khổ thơ 2 và 4:

a) Tả bạn nhỏ làm việc.

b) Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành công việc.

+ Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào?

+ Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào?

Chọn ý đúng:

a) Nắng bừng lên.

b) Nắng đầy trời.

c) Nắng đang tắt.

Nội dung ghi nhớ:

(1) HS 1:Bài thơ có hại nhân vật là bạn nhỏ và nắng, Mỗi nhân vật được nói đến trong những khô thơ nào? 

HS 2: Nhân vật bạn nhỏ được nói đến trong các khổ thợ 2. 4; nhân vật nắng được nói đến trong các khổ thợ 1, 3, 5) 

(2) HS 2: Tìm những hình ảnh đẹp ở các khổ thơ 2 và 4.

HS 1: a) Tả bạn nhỏ làm việc (khổ thơ 2): Lấy bọt xà phòng / Làm đôi găng trắng; Nghìn đốm cầu vồng / Tay em lấp lánh.

b) Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành công việc (khổ thơ 4): Sạch sẽ như mới / Áo quần lên dây; Em yêu ngắm mãi / Trắng hồng đôi tay. (Cảm xúc sung sướng, hải lòng),

(3)  HS 1: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào? 

HS 2: Nắng theo gió như bay lượn trên cây tre, cây chuối / Nắng đầy trời, nhuộm vàng sân phơi và lối đi).

(4) HS 2: Em hiệu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào?

HS 1: Đáp án c: Nắng đang tắt...

- HS phát biểu: Bài thơ khen bạn nhỏ biết giặt quần áo để tự phục vụ và giúp đỡ cha mẹ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Giặt áo.

A. Phạm Hoài.            B. Ngọc Mai.             C. Phạm Hổ.           D. Thanh Tịch.

Câu 2: Bài thơ có mấy khổ?

A. 2 khổ thơ.                                             B. 3 khổ thơ.

C. 4 khổ thơ.                                             D. 5 khổ thơ.

Câu 3: Trong vườn ngập tràn âm thanh của

A. Tiếng sáo.           B. Tiếng đàn.               C. Tiếng kèn.             D. Tiếng trống.

Câu 4: Bài thơ Giặt áo nhắc đến những nhân vật nào?

A. Mẹ và nắng.                                              B. Mẹ và mưa.

C. Bạn nhỏ và nắng.                                    D. Bạn nhỏ và mưa.

Câu 5: Điều gì đã nhắc em giặt quần, giặt áo?

A. Hạt mưa.        B. Chim sơn ca.        C. Nắng đẹp.            D. Sương thu.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: C