Slide bài giảng tiếng việt 3 cánh diều bài 17: Những bậc đá chạm mây

Slide điện tử bài 17: Những bậc đá chạm mây. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17: TRÁI ĐẤT CỦA EM

BÀI ĐỌC 4: NHỮNG BẬC ĐÁ CHẠM MÂY

A. KHỞI ĐỘNG

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc và cho biết: Bức tranh vẽ về điều gì? 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Đọc thành tiếng
  • Đọc hiểu
  • Luyện tập

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng 

- GV đọc mẫu cho HS bài Những bậc đã chạm mây với giọng đọc hào hứng, vui tươi.

- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Xóm chài: xóm làm nghề đánh cá.

+ Cố: từ dùng để gọi người già một cách kính trọng.

+ Đảm đương: nhận lấy công việc khó khăn hoặc quan trọng, làm với ý thức trách nhiệm cao.

+ Truông: con đường hiểm trở qua rừng núi (nghĩa trong bài).

+ Núi Hồng Lĩnh: một dãy núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Hoạt động 2: Đọc hiểu 

1. Người dân xóm chài gặp phải những khó khăn gì? 

2. Cố Đương đã làm gì để giúp bà con trong xóm? 

3. Những chi tiết nào nói lên quyết tâm và lòng kiên trì của cố Đương? 

4. Qua câu chuyện, em thấy cố Dương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử như thế nào với thiên nhiên? 

a) Dựa hoàn toàn vào thiên nhiên.

b) Cải tạo thiên nhiên để phục vụ mình.

c) Vựa dựa và thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.

Nội dung ghi nhớ:

1. Một cơn bão khủng khiếp đã cuốn đi tất cả thuyền bè khiến người dân hết đường sinh sống phải lên núi kiểm củi để bán. Nhưng sườn núi phía xóm chài dựng đứng, mọi người muốn lên núi kiếm củi phải đi đường vòng rất xa.

2. Ông ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có con đường ngắn nhất lên đỉnh núi, giúp người dân lên xuống núi được dễ dàng.

3. Ông chủ động bàn với mọi người về việc ghép đá thành đường lên núi. Mặc mọi người bảo việc ghép đá thành đường lên núi không thể làm được nhưng ông vẫn quyết làm. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng. Ông kiên trì làm con đường suốt 5 lần sim có quả – 5 năm – cho đến khi con đường lên núi hoàn thành.

4. Ý c đúng: Vừa dựa vào thiên nhiên vừa cải tạo thiên nhiên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

Sử dụng câu hỏi Vì sao?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:

a) Người ta gọi ông là cố Đương.

b) Dân làng tặng ông thêm một tên mới là cố Ghép.

Nội dung ghi nhớ: 

+ HS 1: Vì sao người ta gọi ông lão là cố Đương? 

HS 2: Người ta gọi ông lão là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. 

+ HS 2: Vì sao dân làng tặng ông thêm một tên mới là cố Ghép? 

HS 1: Dân làng tặng ông thêm một tên mới là cố Ghép vì họ biết ơn ông đã ghép đá thành đường cho mọi người lên xuống núi dễ dàng hơn.