Slide bài giảng tiếng việt 3 cánh diều bài 14: Nhớ việt bắc. Góc sáng tạo - Nét đẹp trăm miền
Slide điện tử bài 14: Nhớ việt bắc. Góc sáng tạo - Nét đẹp trăm miền. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 14 : ANH EM MỘT NHÀ
BÀI ĐỌC 4: NHỚ VIỆT BẮC
A. KHỞI ĐỘNG
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc và cho biết: Bức tranh vẽ về điều gì?
- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu cho HS bài thơ Nhớ Việt Bắc : giọng đọc khắc khoải, sâu lắng phù hợp với cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:
+ Việt Bắc: chiến khi của ta thời kì đấu tranh giành độc lập va kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
+ Đèo: chỗ thấp, dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
+ Chuốt: làm cho một vật thật nhẵn bằng cách đưa nhẹ nhiều lần một lưỡi sắc sát bề mặt vật đó.
+ Giang: cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
+ Phách: một loại cây thân gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
(1) Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng:
a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.
b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.
c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.
(2) Tìm những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.
(3) Tìm những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động.
(4) Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc?
Nội dung ghi nhớ:
(1) Ý a đúng, đây là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.
(2) Đó là các hình ảnh: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, đèo cao nắng ảnh, mơ nở trắng rừng, ve kêu rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hoà bình.
(3) Đó là các hình ảnh: dao gài thắt lưng, người đan nón chuốt từng sợi giang, cô em gái hải măng một mình.
(4) Đó là các câu thơ: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai?
A. Tố Hữu
B. Xuân Quỳnh
C. Nam Cao
D. Thanh Thảo
Câu 2: Theo con, trong bài thơ, ta để chỉ ai?
A. Chỉ người cán bộ
B. Chỉ người dân Việt Bắc
C. Tác giả
D. Khán giả
Câu 3: Theo con, trong bài thơ, mình để chỉ ai?
A. Chỉ người cán bộ
B. Chỉ người dân Việt Bắc
C. Tác giả
D. Khán giả
Câu 4: Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh?
A. 6 tỉnh
B. 7 tỉnh
C. 8 tỉnh
D. 9 tỉnh
Câu 5: Theo con, tác giả nhớ gì ở Việt Bắc?
A. Nhớ người
B. Nhớ hoa
C. Nhớ rừng
D. Nhớ hoa cùng người
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: D