Slide bài giảng tiếng việt 3 cánh diều bài 12: Sông quê. Bài viết 1- Ôn chữ P, Q. Trao đổi - Kì nghỉ thú vị
Slide điện tử bài 12: Sông quê. Bài viết 1- Ôn chữ P, Q. Trao đổi - Kì nghỉ thú vị. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12 : ĐỒNG QUÊ YÊU DẤU
BÀI ĐỌC 1: SÔNG QUÊ
A. KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: GV mời đại diện 1-2 kể lại tóm tắt nội dung bài đọc Sự tích thành Cổ Loa . HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV tổ chức cho chơi trò chơi Cá bơi – cá nhảy: GV (mời 1 HS) điều khiển trò chơi: Cho cả lớp đứng dậy, làm theo mẫu – HS làm theo
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:
+ Xào xạc: từ gợi tả tiếng lá cây lay động va chạm nhẹ vào nhau.
+ Nhả nhạc: hót (nghĩa trong bài).
+ Lắt lẻo: đung đưa trên cao.
+ Lặng lờ: hoàn toàn yên lặng, không tạo ra tiếng động.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
(1) Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?
(2) Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương?
(3) Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?
(4) Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
1):
HS 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?
HS 2: Các từ ngữ: bờ tre, bầy sẻ, khúc sông quê, cầu tre lắt lẻo, bờ sông, câu hò, tình quê.
(2)
HS 2: Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương?.
HS 1: Các hình ảnh trong bài thơ đều rất đẹp và bình yên: bờ tre, bầy sẻ, cầu tre lắt lẻo, thuyền nan nghèo lặng lờ trôi, em cùng bè bạn soi bóng mình tuổi hoa.
(3)
HS 1: Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?
HS 2: Tiếng bờ tre xào xạc trong gió, tiếng bầy sẻ “nhả nhạc” rộn rã cả một khúc sông, tiếng cười của các bạn nhỏ trong trẻo, vang vọng hai bờ sông; tiếng hò mênh mông tha thiết cất lên từ những chiếc thuyền nan trên sông.
(4)
HS 2: Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào?
HS 1: HS nói theo cảm nhận của cá nhân. (Bạn nhỏ rất yêu mến dòng sông quê hương thơ mộng, yên bình/ Bạn nhỏ rất tự hào về dòng sông của quê hương/ Bạn nhỏ cảm thấy hạnh phúc vì được vui sống bên dòng sông quê hương. / ...)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai?
A. Tố Hữu
B. Thanh Thảo
C. Xuân Quỳnh
D. Định Hải
Câu 2: Bài thơ trên có mấy khổ thơ?
A. 3 khổ
B. 4 khổ
C. 5 khổ
D. 6 khổ
Câu 3: Bạn nhỏ vẽ quê hương bằng những màu nào?
A. Đỏ tươi, tím biếc
B. Xanh thắm, hồng rực
C. Đỏ thắm, vàng tươi
D. Xanh tươi, đỏ thắm
Câu 4: Mây trời mùa thu được vẽ bằng màu sắc nào?
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Màu trắng
D. Màu vàng
Câu 5: Mái ngói, nhà ở được bạn nhỏ vẽ bằng màu sắc nào?
A. Đen huyền
B. Đỏ tươi
C. Xanh mát
D. Trắng ngần
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: B