Slide bài giảng sinh học 10 cánh diều bài 3 Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Slide điện tử bài 3 Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

MỞ ĐẦU

Câu 1: Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?

Trả lời rút gọn:

- Cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào: tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể

- Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

Câu 1: Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

BÀI 3 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Trả lời rút gọn:

Cấp độ tổ chức sống:

- Phân tử: Cấu tạo từ các nguyên tử, ví dụ như phân tử nước H2O.

- Bào quan: Liên kết của các phân tử tạo thành bào quan, ví dụ như nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.

- Tế bào: Sự kết hợp của nhiều bào quan, ví dụ như tế bào động vật.

- Mô: Tập hợp các tế bào cùng chức năng, ví dụ như mô thần kinh.

- Cơ quan: Kết hợp của nhiều mô, ví dụ như dạ dày.

- Hệ cơ quan: Sự phối hợp của các cơ quan cùng thực hiện một chức năng, ví dụ như hệ tuần hoàn.

- Cơ thể: Tổng hợp của nhiều hệ cơ quan, ví dụ như cơ thể người.

- Quần thể: Tập hợp các cá thể cùng loài và sinh sống trong cùng một môi trường.

- Quần xã: Tập hợp các quần thể khác loài sống cùng nhau trong một môi trường.

- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.

- Sinh quyển: Hệ sinh thái lớn nhất.

Câu 2: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống.

Trả lời rút gọn:

Cấp độ tổ chức của thế giới sống xác định vị trí của một tổ chức sống dựa trên số lượng và chức năng của các yếu tố cấu thành nó.

Ví dụ:

- Phân tử: Nước, không khí, muối ăn.

- Bào quan: Nhân tế bào, màng tế bào, nhiễm sắc thể.

- Tế bào: Tế bào xương, tế bào thần kinh, tế bào vảy hành.

- Mô: Mô xương đặc, mô biểu bì, mô liên kết.

- Cơ quan: Xương đùi, cơ quan tiêu hóa, hoa, lá, thân.

- Hệ cơ quan: Hệ xương, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn.

- Cơ thể: Hổ Đông Dương, Báo Đốm, Hươu Cao Cổ, Cây Dương Xỉ.

- Quần thể: Quần thể hổ, quần thể báo đốm, quần thể dương xỉ.

- Quần xã - Hệ sinh thái: Sinh vật + môi trường sống tạo thành quần xã báo đốm tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Luyện tập 1: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. Các cấp độ này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và thích nghi với môi trường sống. Đặc điểm này cho phép chúng tự điều chỉnh và thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

Câu 3: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?

Trả lời rút gọn:

Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là: 

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc; 

- Hệ thống mở và tự điều chỉnh; 

- Liên tục tiến hóa.

Câu 4: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc chức bậc? Cho ví dụ.

Trả lời rút gọn:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là khi tổ chức cấp dưới tạo nền tảng cho tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ kế thừa đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính riêng biệt.

- Ví dụ: Quần thể là một cấp độ tổ chức có cấu trúc ổn định, gồm nhiều cá thể cùng loài và có mối quan hệ trong quần thể, điều này không có ở cấp độ cơ thể.

Luyện tập 2: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Trả lời rút gọn:

Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:

- Khi hoạt động mạnh, cơ thể tăng chuỗi hóa năng lượng, sinh ra nhiều nhiệt, và cơ chế đổ mồ hôi được kích hoạt để thải nhiệt qua da, làm mát cơ thể.

- Trong môi trường lạnh, các mạch máu dưới da co lại để giữ nhiệt và cơ thể bắt đầu run để tạo ra nhiệt, giữ ấm.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

Câu 5: Trình bày quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống.

Trả lời rút gọn:

- Quan hệ phụ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống:

- Các cấp tổ chức sống thể hiện mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống liên kết bởi mối quan hệ bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ lớn hơn được hình thành từ các cấp độ nhỏ hơn liền kề.

Luyện tập 3: Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.

BÀI 3 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Trả lời rút gọn:

Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống trong cơ thể người:

Tế bào biểu mô ruột hấp thụ chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho biểu mô ruột, ruột non và hệ tiêu hoá thực hiện chức năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể người.