Slide bài giảng sinh học 10 cánh diều bài 17 Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Slide điện tử bài 17 Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17 - VI SINH VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT
MỞ ĐẦU
Câu 1: Vi sinh vật thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới (hình 17.1)? Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt chúng với các sinh vật khác?
Trả lời rút gọn:
- Vi sinh vật thuộc giới Khởi sinh (vi khuẩn), giới Nguyên sinh (tảo đơn bào và nguyên sinh động vật), giới Nấm (vi nấm).
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt vi sinh vật với các sinh vật khác là kích thước cơ thể: Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước nhỏ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.
I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT
Câu 1: Trong sữa chua có vi khuẩn lactic, trong cơm rượu nếp có nấm men (hình 17.2). Em có thể quan sát chúng bằng cách nào? Tại sao.
Trả lời rút gọn:
Vi khuẩn lactic có trong sữa chua và nấm men có trong cơm rượu nếp là các vi sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
Câu 2: Hình 17.3 cho biết kích thước và thời gian chu kì tế bào của E. coli và S. cerevisiae. Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai thông số đó? Giải thích.
Trả lời rút gọn:
- Đường kính cơ thể của nấm men gấp đôi đường kính cơ thể của vi khuẩn E.coli, và chu kỳ tế bào của nấm men dài hơn chu kỳ tế bào của vi khuẩn. Mối liên hệ giữa hai thông số kích thước và thời gian chu kỳ tế bào của E. coli và S. cerevisiae là: Kích thước cơ thể càng nhỏ (tỉ lệ bề mặt/thể tích càng lớn), thì chu kỳ tế bào càng ngắn (tốc độ sinh sản càng nhanh).
- Giải thích: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ bề mặt/thể tích (S/V) - tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào. Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ bề mặt/thể tích càng lớn, tốc độ trao đổi chất càng lớn, dẫn đến tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh (chu kỳ tế bào càng ngắn).
Luyện tập 1: Cho biết vi sinh vật có nhóm đặc điểm liệt kê ở bảng 17.1 thuộc giới nào trong 3 giới sau: Khởi sinh, Nấm, Nguyên sinh.
Trả lời rút gọn:
Bảng 17.1. Đặc điểm của các nhóm vi sinh vật
Đặc điểm | Giới sinh vật |
Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng. | Giới Nguyên sinh |
Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng. | Giới Khởi sinh |
Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng | Giới Nấm |
II. CÁC KIỂU DINH DƯỠNG Ở VI SINH VẬT
Luyện tập 2: Sắp xếp các vi sinh vật (vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, trùng roi xanh, trùng giày, tảo silic) vào kiểu dinh dưỡng phù hợp.
Trả lời rút gọn:
- Hoá dị dưỡng: vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, trùng giày.
- Quang tự dưỡng: tảo silic.
- Trùng roi xanh có kiểu dinh dưỡng là hoá dị dưỡng (khi ở trong tối) hoặc quang tự dưỡng (khi ở ngoài sáng).
Vận dụng: Nếu chỉ cung cấp nguồn carbon và năng lượng thì vi sinh vật có thể phát triển được không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Vi sinh vật cần nhiều yếu tố khác ngoài nguồn carbon và năng lượng để phát triển.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT
Câu 3: Hãy kể tên một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vi sinh vật.
Trả lời rút gọn:
* Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, nuôi cấy, giữ giống, nghiên cứu hình thái, và nghiên cứu hóa sinh.
* Ý nghĩa của nghiên cứu vi sinh vật:
- Hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyền, sinh trưởng và phát triển của chúng.
- Cung cấp cơ sở để khai thác và ứng dụng vi sinh vật trong cuộc sống.
Câu 4: Em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật. Phương pháp phân lập gồm những bước nào?
Trả lời rút gọn:
* Mục đích: Phân lập là quy trình tách riêng từng loài vi sinh vật từ một hỗn hợp chứa nhiều loài vi sinh vật khác nhau.
* Ý nghĩa: Phân lập là bước quan trọng trong nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc ứng dụng các loài vi sinh vật vào thực tiễn.
* Các bước thực hiện phương pháp phân lập vi sinh vật:
- Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.
- Bước 2: Đặt hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.
- Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các đơn vị vi sinh vật riêng biệt trên môi trường phân lập.
- Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.
Luyện tập 3: Em hãy cho biết khuẩn lạc vi khuẩn, nấm mốc và nấm men tương ứng với ảnh nào trong các ảnh ở hình 17.4.
Trả lời rút gọn:
- Hình a: Khuẩn lạc vi khuẩn, thường nhạy ướt, bề mặt dẹt và nhiều màu sắc.
- Hình b: Khuẩn lạc nấm men, thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, màu trắng sữa.
- Hình c: Khuẩn lạc nấm mốc, lan rộng, có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…
Câu 5: Phương pháp quan sát gồm mấy bước? Vì sao muốn quan sát được vi khuẩn và nấm men thì phải làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp?
Trả lời rút gọn:
- Phương pháp quan sát gồm hai bước: chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi.
- Vi khuẩn và nấm men cần làm tiêu bản và nhuộm để quan sát bằng kính hiển vi, trong khi nấm mốc và trùng giày có thể quan sát trực tiếp do có kích thước lớn hơn và nhiều màu sắc.
Câu 6: Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở hình 17.6.
Trả lời rút gọn:
Khi có enzyme catalase, nước oxi già (H2O2) sẽ phản ứng để tạo thành nước và oxygen, dẫn đến hiện tượng sủi bọt:
- Mẫu vi khuẩn bên trái không có enzyme catalase, không phản ứng phân huỷ H2O2 nên không xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.
- Mẫu vi khuẩn bên phải có enzyme catalase, phản ứng phân huỷ H2O2 dẫn đến xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.